Trang chủ Lớp 12 SBT Toán lớp 12 Bài 1.57 trang 38 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12: Chứng...

Bài 1.57 trang 38 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12: Chứng minh rằng giao điểm I của hai tiệm cận của (C) là tâm đối xứng...

Chứng minh rằng giao điểm I của hai tiệm cận của (C) là tâm đối xứng của (C).. Bài 1.57 trang 38 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12 – Ôn tập Chương I – Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số

Advertisements (Quảng cáo)

a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số.

 \(y = {{x + 2} \over {x – 3}}\)                               

b) Chứng minh rằng giao điểm I của hai tiệm cận của (C) là tâm đối xứng của (C).

c) Tìm điểm M trên đồ thị của hàm số sao cho khoảng cách từ M đến tiệm cận đứng bằng khoảng cách từ M đến tiệm cận ngang.

Hướng dẫn làm bài:

a) 

b) Tiệm cận đứng là đường thẳng x = 3.

     Tiệm cận ngang là đường thẳng y = 1.

Do đó, giao điểm của hai đường tiệm cận là I(3; 1). Thực hiện phép biến đổi:

Advertisements (Quảng cáo)

\(\left\{ \matrix{
x = X + 3 \hfill \cr
y = Y + 1 \hfill \cr} \right.\)                                                          

Ta được \(Y + 1 = {{X + 5} \over X} \Leftrightarrow  Y = {{X + 5} \over X} – 1 \Leftrightarrow Y = {5 \over X}\)

Vì \(Y = {5 \over X}\) là hàm số lẻ nên đồ thị (C) của hàm số này có tâm đối xứng là gốc tọa độ I của hệ tọa độ IXY.

c) Giả sử \(M({x_0};{y_0}) \in (C)\) . Gọi d1 là khoảng cách từ M đến tiệm cận đứng và d2 là khoảng cách từ M đến tiệm cận ngang, ta có:

  \({d_1} = |{x_0} – 3|,{d_2} = |{y_0} – 1| = {5 \over {|{x_0} – 3|}}\)                        

Có hai điểm thỏa mãn đầu bài, đó là hai điểm có hoành độ  \({x_0} = 3 \pm \sqrt 5 \)