Trang chủ Lớp 12 SGK Toán 12 - Chân trời sáng tạo Bài 4 trang 51 Toán 12 tập 1 – Chân trời sáng...

Bài 4 trang 51 Toán 12 tập 1 - Chân trời sáng tạo: Cho hình chóp S. ABCD. Gọi I là trọng tâm của tam giác ABC và J là trọng tâm...

Áp dụng tính chất trọng tâm của tam giác và quy tắc 3 điểm. Phân tích và giải bài tập 4 trang 51 SGK Toán 12 tập 1 - Chân trời sáng tạo Bài 1. Vectơ và các phép toán trong không gian. Cho hình chóp S. ABCD. Gọi I là trọng tâm của tam giác ABC và J là trọng tâm tam giác ADC...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho hình chóp S.ABCD. Gọi I là trọng tâm của tam giác ABC và J là trọng tâm tam giác ADC. Chứng minh rằng \(2\overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SB} + 2\overrightarrow {SC} + \overrightarrow {SD} = 3(\overrightarrow {SI} + \overrightarrow {SJ} )\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Áp dụng tính chất trọng tâm của tam giác và quy tắc 3 điểm

Answer - Lời giải/Đáp án

Xét S.ABC: \(\overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SB} + \overrightarrow {SC} = \overrightarrow {SI} + \overrightarrow {IA} + \overrightarrow {SB} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {SC} + \overrightarrow {IC} = 3\overrightarrow {SI} + (\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} )\)

Advertisements (Quảng cáo)

Vì I là trọng tâm tam giác ABC nên \(\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \)

=> \(\overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SB} + \overrightarrow {SC} = 3\overrightarrow {SI} \)

Xét S.ACD: \(\overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SC} + \overrightarrow {SD} = \overrightarrow {SJ} + \overrightarrow {JA} + \overrightarrow {SJ} + \overrightarrow {JC} + \overrightarrow {SJ} + \overrightarrow {JD} = 3\overrightarrow {SJ} + (\overrightarrow {JA} + \overrightarrow {JC} + \overrightarrow {JD} )\)

Vì J là trọng tâm tam giác ABC nên \(\overrightarrow {JA} + \overrightarrow {JC} + \overrightarrow {JD} = \overrightarrow 0 \)

=> \(\overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SC} + \overrightarrow {SD} = 3\overrightarrow {SJ} \)

Ta có: \(\overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SB} + \overrightarrow {SC} + \overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SC} + \overrightarrow {SD} = 3\overrightarrow {SI} + 3\overrightarrow {SJ} \Leftrightarrow 2\overrightarrow {SA} + \overrightarrow {SB} + 2\overrightarrow {SC} + \overrightarrow {SD} = 3(\overrightarrow {SI} + \overrightarrow {SJ} )\)