Câu hỏi/bài tập:
Cho hàm số liên tục trên các khoảng (−∞;1),(1;+∞)và có bảng biến thiên như sau
Xác định các khoảng đơn điệu và cực trị của hàm số đã cho
- Để xác định khoảng đơn điệu của hàm số ta áp dụng định lý:
Cho hàm số y=f(x) có đạo hàm trên khoảngy=f(x), (có thể a là−∞ , b là +∞)
Advertisements (Quảng cáo)
Nếu f′(x)>0 với mọi x∈(a;b) thì hàm số đồng biến trên khoảng (a;b)
Nếu f′(x)<0 với mọi x∈(a;b) thì hàm số nghịch biến trên khoảng (a;b)
- Để xác định cực trị của hàm số đã cho ta áp dụng mối liên hệ giữa sự tồn tại giữa cực trị và dấu của đạo hàm ở hoạt động 4 (Trang 6): Nếu đạo hàm có cực trị thì dấu của đạo hàm bên trái và bên phải điểm cực trị sẽ khác nhau.
Theo bảng biến thiên ta có:
- Hàm số y=f(x) đồng biến trên các khoảng là (−∞;1) , (2;3) , (3,4) , (5;+∞)
- Hàm số y=f(x) nghịch biến trên các khoảng là (1;2) , (4;5)
- Hàm số y=f(x) có các điểm cực trị là 2 và 5