Trang chủ Lớp 12 SGK Toán 12 - Kết nối tri thức Bài 2.10 trang 59 Toán 12 tập 1 – Kết nối tri...

Bài 2.10 trang 59 Toán 12 tập 1 - Kết nối tri thức: Cho hình lăng trụ tứ giác đều ABCD...

Sử dụng kiến thức về góc giữa hai vectơ trong không gian để tính: Trong không gian, cho hai vectơ \(\overrightarrow a \), \(\overrightarrow b \) khác \(\overrightarrow 0 \).. Hướng dẫn giải bài tập 2.10 trang 59 SGK Toán 12 tập 1 - Kết nối tri thức Bài 6. Vectơ trong không gian. Cho hình lăng trụ tứ giác đều ABCD. A’B’C’D’ có độ dài mỗi cạnh đáy bằng 1 và độ dài mỗi cạnh bên bằng 2...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho hình lăng trụ tứ giác đều ABCD.A’B’C’D’ có độ dài mỗi cạnh đáy bằng 1 và độ dài mỗi cạnh bên bằng 2. Hãy tính góc giữa các cặp vectơ sau đây và tính tích vô hướng của mỗi cặp vectơ đó:a) \(\overrightarrow {AA’} \) và \(\overrightarrow {C’C;} \)b) \(\overrightarrow {AA’} \) và \(\overrightarrow {BC;} \)c) \(\overrightarrow {AC} \) và \(\overrightarrow {B’A’} \).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng kiến thức về góc giữa hai vectơ trong không gian để tính: Trong không gian, cho hai vectơ \(\overrightarrow a \), \(\overrightarrow b \) khác \(\overrightarrow 0 \). Lấy một điểm O bất kì và gọi A, B là hai điểm sao cho\(\overrightarrow {OA} = \overrightarrow a ,\overrightarrow {OB} = \overrightarrow b \). Khi đó, góc \(\widehat {AOB}\left( {{0^0} \le \widehat {AOB} \le {{180}^0}} \right)\) được gọi là góc giữa hai vectơ \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \), kí hiệu là \(\left( {\overrightarrow a ,\overrightarrow b } \right)\).

+ Sử dụng kiến thức về công thức xác định tích vô hướng của hai vectơ trong không gian để tính: Trong không gian, cho hai vectơ \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) đều khác \(\overrightarrow 0 \). Tích vô hướng của hai vectơ \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) là một số, kí hiệu là \(\overrightarrow a \cdot \overrightarrow b \), được xác định bởi công thức sau: \(\overrightarrow a \cdot \overrightarrow b = \left| {\overrightarrow a } \right| \cdot \left| {\overrightarrow b } \right| \cdot \cos \left( {\overrightarrow a ,\overrightarrow b } \right)\).

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Vì AA’//CC’ nên hai vectơ \(\overrightarrow {AA’} \) và \(\overrightarrow {C’C} \) ngược hướng nhau.

Advertisements (Quảng cáo)

Suy ra, \(\left( {\overrightarrow {AA’} ,\overrightarrow {C’C} } \right) = {180^0}\).

Do đó, \(\overrightarrow {AA’} .\overrightarrow {C’C} = \left| {\overrightarrow {AA’} } \right|.\left| {\overrightarrow {C’C} } \right|.\cos \left( {\overrightarrow {AA’} ,\overrightarrow {C’C} } \right) = 2.2.\cos {180^0} = - 4\)

b) Vì A’ADD’ là hình chữ nhật nên \(\widehat {A’AD} = {90^0}\)

Vì ABCD là hình vuông nên \(\overrightarrow {BC} = \overrightarrow {AD} \). Do đó, \(\left( {\overrightarrow {AA’} ,\overrightarrow {BC} } \right) = \left( {\overrightarrow {AA’} ,\overrightarrow {AD} } \right) = \widehat {A’AD} = {90^0}\)

Ta có: \(\overrightarrow {AA’} .\overrightarrow {BC} = \overrightarrow {AA’} .\overrightarrow {AD} = \left| {\overrightarrow {AA’} } \right|.\left| {\overrightarrow {AD} } \right|.\cos \left( {\overrightarrow {AA’} ,\overrightarrow {AD} } \right) = 2.1.\cos {90^0} = 0\)

c) Vì A’ABB’ là hình chữ nhật nên \(\overrightarrow {B’A’} = \overrightarrow {BA} \).

Vì ABCD là hình vuông nên \(\widehat {CAB} = {45^0}\) và \(AC = \sqrt 2 \)

Ta có: \(\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {B’A’} = - \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {AB} = - \left| {\overrightarrow {AC} } \right|.\left| {\overrightarrow {AB} } \right|.\cos \left( {\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {AB} } \right) = - \sqrt 2 .1.\cos {45^0} = - 1\)

Advertisements (Quảng cáo)