Giải câu 1, 2 trang 102 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Phần I - Trắc nghiệm Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất ứng với mỗi câu hỏi.
Bài 1
Phần I - Trắc nghiệm
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất ứng với mỗi câu hỏi.
"... Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một dải vàng... Tre luỹ làng thay lá... Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ !”
(Ngữ văn 6, tập hai)
a) Đoạn văn trên được trích từ bài văn nào trong sách Ngữ văn 6, tập hai ?
A - Cây tre Việt Nam
B - Lao xao
C - Luỹ làng
D - Cô Tô
b) Từ oà nở trong câu "Mùa lá mới oà nở...” có nghĩa là :
A - Lá tre nở một cách bất ngờ.
B - Lá tre nở rất nhiều, đột ngột và mạnh mẽ.
C - Lá tre nở một cách từ từ, chậm rãi.
D - Lá tre nở rất nhiều.
c) Đoạn văn trên đã mang lại cho em ấn tượng gì về cây tre Việt Nam ?
A - Duyên dáng và yểu điệu
B - Ghê gớm và dữ dội
C - Đẹp và đầy sức sống
D - Dịu dàng và mềm mại
d) Trong đoạn văn trên tác giả đã dùng mấy lần phép so sánh ?
A - Một
B - Hai
C - Ba
D - Bốn
đ) Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt ?
A - Cứng cỏi
B - Sôi động
C - Óng chuốt
D - Trưởng thành
e) Nếu viết: "Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành.” thì câu văn mắc phải lỗi nào ?
A - Thiếu chủ ngữ
B - Thiếu vị ngữ
C - Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D - Thiếu bổ ngữ
g) Trong câu văn "Những búp tre non kín đáo, ngây thơ, tác giả đã dùng phép tu từ nào ?
A - So sánh
B - Ẩn dụ
C - Nhân hoá
D - Hoán dụ
Phần II - Tự luận
Hãy tả luỹ tre trong một đêm trăng hoặc trong một ngày dông bão theo những hiểu biết và trí tưởng tượng của mình.
Bài 2
Phần I - Trắc nghiệm
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất ứng với mỗi câu hỏi.
"... Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thắm, biển cũng thắm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, biển đục ngầu, giận dữ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là : vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc ấy phần lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên...”
(Ngữ văn 6, tập hai)
a) Đoạn văn trên được trích từ bài văn nào trong sách Ngữ văn 6, tập hai ?
A - Sông nước Cà Mau
B - Vượt thác
C - Biển đẹp
D - Cô Tô
b) Từ xám xịt trong câu ” Biển xám xịt nặng nề...” có nghĩa là gì ?
A - Chỉ màu nước biển không xanh
B - Chỉ màu nước biển xám đen lại, trông tối và xấu
C - Chỉ màu nước biển đen
D - Chỉ màu nước biển đục ngầu
c) Đoạn văn trên đã mang lại cho em ấn tượng gì về hình ảnh của biển ?
A - Duyên dáng và kiêu kì
B - Mạnh mẽ và oai hùng
C - Dịu dàng và mềm mại
D - Tất cả các phẩm chất trên
d) Trong đoạn văn trên tác giả đã dùng mấy lần phép so sánh ?
A - Một
B - Hai
C - Ba
D - Bốn
đ) Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt ?
A - Xanh thắm
B - Đục ngầu
C - Tẻ nhạt
D - Kiêu kì
Advertisements (Quảng cáo)
e) Nếu viết : "Vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc ấy.” thì câu văn mắc phải lỗi nào ?
A - Thiếu chủ ngữ
B - Thiếu vị ngữ
C - Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D - Thiếu bổ ngữ
g) Trong câu văn : "Biển lúc tẻ nhạt, lanh lùng, lúc sồi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng”, tác giả đã dùng phép tu từ gì ?
A - So sánh
B - Ẩn dụ
C - Nhân hoá
D - Hoán dụ
Phần II - Tự luận
Hãy tả biển vào một ngày đẹp trời hoặc biển trong một ngày dông bão theo những hiểu biết và trí tưởng tượng của em.
Gợi ý làm bài
Bài 1
Phần I - Trắc nghiệm
Câu |
Đáp án |
Câu |
Đáp án |
a |
C |
đ |
D |
b |
B |
é |
C |
c |
C |
g |
C |
d |
C |
Phần II - Tự luận
I - YÊU CẦU CHUNG
1. Đề văn ra theo hướng tích hợp : Trong phần Trắc nghiệm lấy một đoạn văn miêu tả luỹ tre làng của Ngô Văn Phú, đến phần Tự luận cũng yêu cầu HS viết một đoạn văn miêu tả luỹ tre. Đoạn văn miêu tả luỹ tre của Ngô Văn Phú một mặt gợi cảm hứng cho HS, mặt khác cung cấp và gợi ý cho các em một số hình ảnh về cây tre, luỹ tre. Như thế các em có thể tận dụng một cách sáng tạo những hình ảnh về cây tre trong đoạn văn ở phần Trắc nghiệm.
2. Tuy vậy, để làm được phần Tự luận, HS không thể bê nguyên xi đoạn văn của Ngô Văn Phú mà phải suy nghĩ để làm nổi bật lên hình ảnh luỹ tre trong hai thời điểm gần như đối lập : vào một đêm trăng đẹp và vào một ngày dông bão.
3. Đề không yêu cầu phải viết thành một bài văn miêu tả trọn vẹn mà chỉ là một đoạn văn miêu tả luỹ tre vào hai thời điểm như trên đã nêu. Tuy vậy, các em cũng cần phải biết viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Nghĩa là cũng phải có câu mở đầu, sau đó là những câu văn tả chi tiết và cuối cùng là có câu kết lại đoạn văn.
4. Nội dung phải nêu được hình ảnh luỹ tre trong hai hoàn cảnh với các chi tiết và hình ảnh tiêu biểu, phù hợp. Tả có thứ tự, diễn đạt trôi chảy, trong sáng và văn viết có hình ảnh, khồng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường.
II - MỘT SỐ GỢI Ý VỀ NỘI DUNG CỤ THỂ VÀ BỐ CỤC CHO BÀI VIẾT
1. Giới thiệu chung về luỹ tre vào hai thời điểm.
2. Tả luỹ tre vào đêm trăng đẹp, HS nên bám vào các chi tiết, hình ảnh như : Bầu trời cao, đầy trăng sao, ánh trăng sáng như thế nào? Rặng tre in hình lên bầu trời ra sao ? Gió thổi, rặng tre ngân vang những âm thanh như thế nào ?...
3. Tả luỹ tre trong ngày dông bão, HS cần nêu được các chi tiết và hình ảnh của thiên nhiên dữ dội : Gió thổi mạnh, sấm, chớp và mưa tuôn xối xả như muốn quật ngã những cây tre ra sao ? Rặng tre chao đảo, vặn vẹo, nghiêng ngả trong dông bão như thế nào ? Những âm thanh của gió, của tre, của đất trời ra sao ? Luỹ tre đã chống trả bão gió kiên cường và đã đứng vững như thế nào ?
4. Luỹ tre mang lại cho người viết ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ gì ? (như là câu kết của đoạn)
Bài 2
Phần I - Trắc nghiệm
Câu |
Đáp án |
Câu |
Đáp án |
a |
C |
đ |
D |
b |
B |
e |
B |
c |
D |
g |
C |
d |
A |
Phần II - Tự luận
I - YÊU CẦU CHUNG
1. Đề văn ra theo hướng tích hợp : Trong phần Trắc nghiệm lấy một đoạn văn miêu tả biển của Vũ Tú Nam, đến phần Tự luận cũng yêu cầu HS viết một đoạn văn miêu tả về biển. Đoạn văn miêu tả biển của Vũ Tú Nam một mặt gợi cảm hứng cho học sinh, mặt khác cung cấp và gợi ý cho các em một số hình ảnh về biển trong những thời điểm khác nhau. Như thế, các em có thể tận dụng một cách sáng tạo những hình ảnh về biển trong đoạn văn ở phần Trắc nghiệm.
2. Tuy vậy để làm được phần Tự luận, HS không thể bê nguyên xi đoạn văn của Vũ Tú Nam mà phải suy nghĩ để làm nổi bật lên hình ảnh biển trong hai thời điểm gần như đối lập : vào một ngày đẹp trời và vào một ngày dông bão.
3. Đề không yêu cầu phải viết thành một bài văn miêu tả trọn vẹn mà chỉ là một đoạn văn miêu tả biển vào hai thời điểm như trên đã nêu. Tuy vậy, HS cũng cần phải biết viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Nghĩa là cũng phải có câu mở đầu, sau đó là những câu văn tả chi tiết và cuối cùng là có câu kết lại đoạn văn.
4. Nội dung phải nêu được hình ảnh biển trong hai hoàn cảnh với các chi tiết và hình ảnh tiêu biểu, phù hợp. Tả có thứ tự, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, văn viết có hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường.
II - MỘT SỐ GỢI Ý VỀ NỘI DUNG CỤ THỂ VÀ BỐ CỤC CHO BÀI VIẾT
1. Giới thiệu chung về biển vào hai thời điểm.
2. Tả biển vào ngày đẹp trời, HS nên bám vào các chi tiết, hình ảnh như : Bầu trời cao, xanh, mây trắng xốp trôi bồng bềnh, phản chiếu và in bóng xuống mặt nước biển, những cánh buồm đủ các màu sắc, hình ảnh của những hòn đảo, hình ảnh của những người dân chài, gió thổi, những âm thanh ngân vang, dạt dào, dịu nhẹ của sóng biển...
3. Tả biển trong ngày dông bão, HS cần nêu được các chi tiết, hình ảnh của thiên nhiên dữ dội : Gió thổi mạnh, sấm, chớp và mưa tuôn xối xả ra sao ? Sóng biển dâng cao, nghiêng ngả và chao đảo đổ ào ạt vào bờ như thế nào ? Những âm thanh của gió, của sóng, của đất trời ra sao ?...
4. Biển mang lại cho người viết ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ gì ? (như là câu kết của đoạn)