Trang chủ Lớp 6 SBT Ngữ văn lớp 6 (sách cũ) Tìm hiểu chung về văn miêu tả SBT Văn 6 tập 2:...

Tìm hiểu chung về văn miêu tả SBT Văn 6 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 6...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 6 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. 1. a) Để làm nổi bật cảnh sắc mùa thu, em sẽ chọn những hình ảnh nào dưới đây (ghi câu trả lời vào vở bài tập theo kí hiệu chữ cái đứng đầu hình ảnh được lựa chọn) ?. Soạn bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả SBT Ngữ văn 6 tập 2 -

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 6 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. 1. a) Để làm nổi bật cảnh sắc mùa thu, em sẽ chọn những hình ảnh nào dưới đây (ghi câu trả lời vào vở bài tập theo kí hiệu chữ cái đứng đầu hình ảnh được lựa chọn) ?

Bài tập

1. a) Để làm nổi bật cảnh sắc mùa thu, em sẽ chọn những hình ảnh nào dưới đây (ghi câu trả lời vào vở bài tập theo kí hiệu chữ cái đứng đầu hình ảnh được lựa chọn) ?

A - Bầu trời xanh cao lồng lộng

B - Những cơn gió lạnh buốt

C - Những chiếc lá vàng rải rác bay theo gió

D - Trăm hoa khoe sắc, ngào ngạt hương thơm

E - Vầng trăng tròn, sáng như gương

b) Hình ảnh nào không được lựa chọn ? Vì sao em lại không chọn hình ảnh ấy ?

2. Nếu tả một cụ già (cụ ông, cụ bà) thì em sẽ lựa chọn các hình ảnh nào trong các hình ảnh sau đây (ghi vào vở bài tập câu trả lời đúng theo kí hiệu chữ cái đứng đầu hình ảnh được lựa chọn) ?

A - Gương mặt tròn trịa, dịu hiền

B - Mái tóc bạc như cước

C - Miệng móm mém nhai trầu

D - Những bước đi nhanh nhẹn, hoạt bát

Advertisements (Quảng cáo)

E - Tiếng cười trong trẻo để lộ hàm răng trắng bóng

G - Chiếc lưng còng với dáng đi chậm chạp

3. Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu những đặc điểm nổi bật nào ?

a) Hai đoạn văn sau đây tả chân dung ai (cụ già, em bé, thanh niên, phụ nữ...) ? Những nét đặc sắc nào đã giúp em nhận ra điều đó ?

Đoạn 1 : Mớ tóc mây rẽ lệch bên phải, chân tóc hơi xoăn cong lên, da mặt trắng hồng, mịn sáng, không điểm tí phấn nào ; hai mắt huyền ảo ; hai lông mày phơn phớt tự nhiên, cặp lông mi cong đen, mũi thuôn đều, trán hơi lượn vành nguyệt, răng trắng bóng và nhỏ, miệng xinh tươi, hai môi thắm tự nhiên ; cằm nở đều theo khuôn mặt, hai tai cân đối với nét mặt như hai cánh hoa đẹp nhứt vây ủ bông hồng...

(Hoàng Văn Sự)

Đoạn 2 : Da đen như cột nhà cháy, mặt rỗ tổ ong, trán thấp và bóp lại. Ở hai bên, tóc cờm cợp dở ngắn dở dài, mắt ti hí nhưng sáng như mắt cú vọ, đã thế lại còn được đôi lông mày rậm và dựng đứng như hai con sâu róm nằm trên trợ lực. Tất cả những cái ấy vào hùa với cái mũi ngắn và tó hếch lên như cái mũi hổ phù. Đôi lưỡng quyền cạo trên bờ những cái má trũng như hai cái hố ; những cái xương hàm nổi bật lên và bộ răng cải mả nhai xương rau ráu cũng nhăn nhó, trừng trợn với nhau để tạo cho hắn một bộ mặt làm cho trẻ con trông thấy phải hét lên như ma bóp cổ.

(Nam Cao)

b) Theo em, hai nhân vật được miêu tả trong hai đoạn văn trên là người như thế nào ? Hãy đặt tên cho hai đoạn văn sao cho nêu bật được những nét đặc sắc.

Gợi ý làm bài

1. Chú ý thời điểm, cần miêu tả, đó là khi mùa đông đến, là lúc trời bắt đầu chuyển từ cuối thu sang đông. Suy nghĩ xem mùa đông có gì khác với mùa thu và các mùa còn lại trong năm (mùa hạ và mùa xuân). Có thể quan sát và tìm đặc điểm nổi bật của mùa đông qua các dấu hiệu gần gũi quanh em như : bầu trời, gió, nhiệt độ, mây, mặt trời, cây cối, các con vật nuôi, cách ăn mặc của mọi người...

2. b) Cha ông ta có câu : "Trông mặt mà bắt hình dong”, nhìn hình dáng, gương mặt bên ngoài của một người có thể hiểu được phần nào tính cách và tình cảm của người đó. Hai đoạn văn nêu trong bài tập này tập trung miêu tả khuôn mặt của hai người gần như đối lập nhau. Từ các chi tiết tả các bộ phận trên khuôn mặt có thể suy ra một người rất thô lỗ, cục cằn và dữ tợn còn người kia thì ngược lại. Em tự tìm xem người kia là ai và mỗi đoạn văn tương ứng với từng người để đặt tên đoạn văn cho phù hợp. Ví dụ : Đoạn 1 có thể đặt tên là Một khuôn mặt đáng yêu.


Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)