Trang chủ Lớp 6 Vở bài tập Vật lí 6 (sách cũ) Mục I – Phần A trang 15, 16 Vở BT Vật lý...

Mục I - Phần A trang 15, 16 Vở BT Vật lý 6:  CÁCH ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC VÀ CHÌM TRONG NƯỚC...

Mục I - Phần A - Trang 15, 16 Vở bài tập Vật lí 6. 2. Dùng bình tràn. Bài 4. Đo thể tích vật rắn không thấm nước


C1.
C2.
C3.

I - CÁCH ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC VÀ CHÌM TRONG NƯỚC

1. Dùng bình chia độ

C1.

Mô tả cách đo thể tích hòn đá bằng bình chia độ vẽ ở hình 4.2:

- Đo thể tích nước ban đầu trước khi thả hòn đá có trong bình chia độ thể tích \(V_1 = 150 cm^3\).

- Thả hòn đá vào bình chia độ, mực nước trong bình chia độ dâng lên  \(V_2 = 200 cm^3\).

- Thể tích của hòn đá được xác định : \(V_{\text{hòn đá}} = V_2 - V_1 = 200 - 150 = 50cm^3\).

2. Dùng bình tràn

C2.

Mô tả cách đo thể tích hòn đá bằng phương pháp bình tràn vẽ ở hình 4.3:

- Ta đổ nước vào đầy bình tràn.

Advertisements (Quảng cáo)

- Thả hòn đá vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn từ bình tràn vào một bình chứa.

- Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, đó là thể tích hòn đá.

Rút ra kết luận

C3.

Thể tích của vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo được bằng cách :

a) Thả vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.

b) Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả chìm vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.

3. Thực hành: Đo thể tích vật rắn

Bảng 4.1. KẾT QUẢ ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN

();
}
}
});

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Vở bài tập Vật lí 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)