Nhiệt độ ở mặt đất đo được khoảng \(28^\circ C\). Biết rằng cứ lên cao \(1\,km\) thì nhiệt độ giảm đi \(5^\circ C\).
a) Viết công thức biểu thị nhiệt độ \(y\left( {^\circ C} \right)\) đo được ở độ cao \(x\,\left( {km} \right)\) so với mặt đất. Hỏi \(y\) có phải hàm số bậc nhất của \(x\) hay không?
b) Tính nhiệt độ đo được ở độ cao \(3\,000\,m\) so với mặt đất.
a) Viết công thức biểu thị nhiệt độ \(y\left( {^\circ C} \right)\) đo được ở độ cao \(x\,\left( {km} \right)\) so với mặt đất. Dựa vào định nghĩa hàm số để trả lời câu hỏi.
b) Đổi \(3000m = 3km.\) Tính giá trị của \(y\) khi \(x = 3.\)
Advertisements (Quảng cáo)
a) \(y = 28 - 5x\). Vậy \(y\) là hàm số của \(x\) vì với mỗi giá trị của \(x\) chỉ xác định đúng một giá trị của \(y.\)
b) Đổi \(3000m = 3km.\)
Thay \(x = 3\) vào hàm số \(y = 28 - 5x\) ta được:
\(y = 28 - 5.3 = 13.\)
Vậy nhiệt độ đo được ở độ cao \(3\,000\,m\) so với mặt đất là \(13^\circ C.\)