Hoạt động 1
Tứ giác ABCD (Hình 1b) là hình vẽ minh họa một phần của chiếc thang ở Hình 1a. Nêu nhận xét của em về hai cạnh AB và CD của tứ giác này.
Quan sát, sử dụng kiến thức về hai đường thẳng song song
Hai cạnh AB và CD song song với nhau
Thực hành 1
Tìm các góc chưa biết của hình thang MNPQ có hai đáy là MN và QP trong mỗi trường hợp sau.
a) ˆQ=90∘ và ˆN=125∘
b) ˆP=ˆQ=110∘
Sử dụng kiến thức về hình thang, hình thang cân, hình thang vuông
a) Hình thang MNPQ có ˆQ=90∘ nên là hình thang vuông. Suy ra ˆM=90∘
Áp dụng định lí tổng các góc của một tứ giác, ta có: ˆP=360∘−(90∘+90∘+125∘)=55∘
b) Hình thang MNPQ có ˆP=ˆQ=110∘ nên là hình thang cân.
Suy ra ˆM=ˆN=180∘−110∘=70∘
Vận dụng 1
Một mặt tường của chân tháp cột cờ Hà Nội có dạng hình thang cân ABCD (hình 4). Cho biết ˆD=ˆC=75∘. Tìm số đo ˆA và ˆB.
Advertisements (Quảng cáo)
Sử dụng định nghĩa hình thang cân.
Do ABCD là hình thang cân (gt) nên ˆA=ˆB
Xét hình thang ABCD ta có: ˆA+ˆB+ˆC+ˆD=360∘
ˆA+ˆB+75∘+75∘=360∘ˆA+ˆB=210∘
Mà ˆA=ˆB (cmt)
Suy ra : ˆA=ˆB=105∘
Vận dụng 2
Tứ giác EFGH có các góc cho như trong Hình 5.
a) Chứng minh rằng EFGH là hình thang
b) Tìm góc chưa biết của tứ giác
a) Chứng minh EH // FG
b) Sử dụng định lý tổng bốn góc của tứ giác bằng 3600
a) Ta có:
ˆE+ˆF=95∘+85∘=180∘
Mà hai góc ở vị trí Trong cùng phía
Suy ra EH//FG
Suy ra: EFGH là hình thang
b) Xét hình thang EFGH ta có: ˆE+ˆF+ˆG+ˆH=360∘
95∘+85∘+27∘+ˆH=360∘ˆH=153∘