Trang chủ Lớp 9 Hóa lớp 9 (sách cũ) Bài 1 trang 167 hóa 9: Nhận biết từng cặp chất sau...

Bài 1 trang 167 hóa 9: Nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học...

Bài 1 trang 167 SGK Hóa học 9. b) Dung dịch HCl và dung dịch \(FeCl_2\).. Bài 56. Ôn tập cuối năm - Hóa học 9

Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học.

a) Dung dịch \(H_2SO_4\) và dung dịch \(CuSO_4\).

b) Dung dịch HCl và dung dịch \(FeCl_2\).

c) Bột đá vôi \(CaCO_3\) và Na2CO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).

a) Dùng quỳ tím, hoặc kim loại Fe

b) Dùng quỳ tím, kim loại Zn, Fe... hoặc dd NaOH

c) Lấy cùng khối lượng 2 chất cho vào dd  H2SOloãng dư.

Có thể nhận biết như sau:

a)

+ Cách 1: Cho quỳ tím lần lượt vào 2 dung dịch trên:

Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là H2SO, dd còn lại không làm quỳ tím chuyển màu là  Na2SO4

+ Cách 2: Cho đinh sắt vào hai ống nghiệm đựng hai dung dịch H2SOvà dung dịch Na2SO4riêng biệt, nếu ống nghiệm nào sinh bọt khí đó là dung dịch H2SOcòn ống nghiệm nào không có hiện tượng gì là Na2SO4

Advertisements (Quảng cáo)

\(Fe + H_2SO_4 → FeSO_4 + H_2\)

b)

+ Cách 1: Cho quỳ tím lần lượt vào 2 dung dịch

Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là HCl, dd không làm quỳ tím chuyển màu là  FeCl_2

+ Cách 2: Cho viên kẽm vào hai ống nghiệm đựng hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có bọt khí sinh ra là dung dịch HCl, còn ống nghiệm không có bọt khí sinh ra là dung dịch \(FeCl_2\).

\(Zn + 2HCl → ZnCl_2 + H_2\)

\(Zn + FeCl_2 → ZnCl_2 + Fe\)

+ Cách 3: Cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm chứa hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có kết tủa màu trắng xanh là \(FeCl_2\) còn ống nghiệm kia không có hiện tượng gì xảy ra là HCl.

\(FeCl_2 + 2NaOH → Fe(OH)_2 + 2NaCl\)

\(HCl + NaOH → NaCl + H_2O\).

c) Lấy một ít \(Na_2CO_3\) và \(CaCO_3\) (có cùng khối lượng) cho vào hai ống nghiệm đựng dung dịch \(H_2SO_4\) loãng dư. Chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết đó là \(Na_2CO_3\), chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết đó là \(CaCO_3\), vì \(CaSO_4\) (ít tan) sinh ra phủ lên \(CaCO_3\) làm cho \(CaCO_3\) không tan hết. (Vì vậy trong phòng thí nghiệm muốn điều chế khí \(CO_2\), người ta cho \(CaCO_3\) tác dụng với dung dịch HCl.

\(Na_2CO_3 + H_2SO_4 → Na_2SO_4 + CO_2 + H_2O\)

\(CaCO_3 + H_2SO_4 → CaSO_4 + CO_2 + H_2O\)

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Hóa lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)