Trang chủ Lớp 9 SBT Toán lớp 9 Câu 35 trang 70 SBT Toán 9 Tập 1: Tìm các giá...

Câu 35 trang 70 SBT Toán 9 Tập 1: Tìm các giá trị của m và n trong mỗi trường hợp...

Tìm các giá trị của m và n trong mỗi trường hợp sau. Câu 35 trang 70 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1 – Ôn tập Chương II – Hàm số bậc nhất

Advertisements (Quảng cáo)

Cho đường thẳng \(y = \left( {m – 2} \right)x + n\,\,\,\,\,\left( {m \ne 2} \right)\)        (d)

Tìm các giá trị của m và n trong mỗi trường hợp sau :

a)      Đường thẳng (d) đi qua hai điểm A(-1;2), B(3;-4) ;

b)      Đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(1 – \sqrt 2 \) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(2 + \sqrt 2 \); 

c)      Đường thẳng (d) cắt đường thẳng \(y = {1 \over 2}x – {3 \over 2}\);

d)     Đường thẳng (d) song song với đường thẳng \(y =  – {3 \over 2}x + {1 \over 2}\);

e)      Đường thẳng (d) trùng với đường thẳng \(y = 2x – 3\).

a) Đường thẳng \(y = \left( {m – 2} \right)x + n\,\,\,\,\,\left( {m \ne 2} \right)\) đi qua hai điểm A(-1;2) và B(3; -4)

nên tọa độ của A và B nghiệm đúng phương trình đường thẳng.

Điểm A:

\(\eqalign{
& 2 = \left( {m – 2} \right).\left( { – 1} \right) + n \cr
& \Leftrightarrow 2 = – m + 2 + n \cr
& \Leftrightarrow m = n \cr} \)     (1)

Điểm B:

\(\eqalign{
& – 4 = \left( {m – 2} \right).3 + n \cr
& \Leftrightarrow 3m + n = 2 \cr} \)        (2)

Thay (1) vào (2)  ta có:

\(\eqalign{
& 3m + m = 2 \cr
& \Leftrightarrow 4m = 2 \cr
& \Leftrightarrow m = {1 \over 2} \cr} \)                                                     

Vậy với \(m = n = {1 \over 2}\) thì đường thẳng \(y = \left( {m – 2} \right)x + n\,\,\,\,\,\left( {m \ne 2} \right)\) đi qua hai điểm A(-1;2) và B(3;-4).

b) Đường thẳng y = (m – 2)x + n cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(1 – \sqrt 2 \) nên ta có: \(n = 1 – \sqrt 2 \).

Đường thẳng \(y = \left( {m – 2} \right)x + n\) cắt trục tung tại điểm có hoành độ bằng \(2 + \sqrt 2 \) nên ta có tung độ của giao điểm bằng 0.

Ta có:

\(\eqalign{
& 0 = \left( {m – 2} \right)\left( {2 + \sqrt 2 } \right) + 1 – \sqrt 2 \cr
& \Leftrightarrow \left( {2 + \sqrt 2 } \right)m – 4 – 2\sqrt 2 + 1 = 0 \cr
& \Leftrightarrow \left( {2 + \sqrt 2 } \right)m = 3 + 3\sqrt 2 \cr
& \Leftrightarrow m = {{3 + 3\sqrt 2 } \over {2 + \sqrt 2 }} = {{3\left( {1 + \sqrt 2 } \right)} \over {\sqrt 2 \left( {1 + \sqrt 2 } \right)}} \cr
& = {3 \over {\sqrt 2 }} = {{3\sqrt 2 } \over 2} \cr} \)

Vậy với \(n = 1 – \sqrt 2 \) và \(m = {{3\sqrt 2 } \over 2}\) thì đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(1 – \sqrt 2 \) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ \(2 + \sqrt 2 \).

c) Đường thẳng \(y = \left( {m – 2} \right)x + n\) cắt đường thẳng \(y = {1 \over 2}x – {3 \over 2}\) khi và chỉ khi \(m – 2 \ne {1 \over 2} \Leftrightarrow m \ne {1 \over 2} + 2 \Leftrightarrow m \ne {5 \over 2}\).

Vậy với \(m \ne {5 \over 2}\) thì đường thẳng (d) cắt đường thẳng \(y = {1 \over 2}x – {3 \over 2}\).

d) Đường thẳng \(y = \left( {m – 2} \right)x + n\) song song với đường thẳng \(y =  – {3 \over 2}x + {1 \over 2}\) khi và chỉ khi \(m – 2 =  – {3 \over 2}\) và \(n \ne {1 \over 2}\) .

Ta có: \(m – 2 =  – {3 \over 2} \Leftrightarrow m =  – {3 \over 2} + 2 \Leftrightarrow m = {1 \over 2}\)

Vậy với \(m = {1 \over 2}\) và \(n \ne {1 \over 2}\) thì đường thẳng (d) song song với đường thẳng \(y =  – {3 \over 2}x + {1 \over 2}.\)

e) Đường thẳng \(y = \left( {m – 2} \right)x + n\) trùng với đường thẳng y = 2x – a khi và chỉ khi \(m – 2 = 2\) và n = -3 .

Ta có: \(m – 2 = 2 \Leftrightarrow m = 4\)

Vậy với m = 4 và n = -3 thì đường thẳng (d) trùng với đường thẳng y = 2x – 3.