Trang chủ Lớp 9 SBT Toán lớp 9 Câu 36 trang 70 SBT Toán 9 Tập 1: Vẽ đồ thị...

Câu 36 trang 70 SBT Toán 9 Tập 1: Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cùng một mặt...

a) Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ. Câu 36 trang 70 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1 – Ôn tập Chương II – Hàm số bậc nhất

Advertisements (Quảng cáo)

a)      Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ:

\(y = 3x + 6\);     (1)

\(y = x + 2\);       (2)

\(y = 2x + 4\);     (3)

\(y = {1 \over 2}x + 1\).     (4)

b)      Gọi giao điểm của các đường thẳng (1), (2), (3), (4) với trục hoành là A và với trục tung lần lượt là \({B_1},{B_2},{B_3},{B_4}\) , ta có \(\widehat {{B_1}Ax} = {\alpha _1};\widehat {{B_2}Ax} = {\alpha _2}\); \(\widehat {{B_3}Ax} = {\alpha _3};\widehat {{B_4}Ax} = {\alpha _4}\). Tính các góc \({\alpha _1},{\alpha _2},{\alpha _3},{\alpha _4}\).

( Hướng dẫn : Dùng máy tính bỏ túi CASIO fx – 220 hoặc CASIO fx – 500A hoặc CASIO fx – 500MS … tính \(tg{\alpha _1},tg{\alpha _2},tg{\alpha _3},tg{\alpha _4}\) rồi tính ra các góc tương ứng).

c)      Có nhận xét gì về độ dốc của các đường thẳng (1), (2) , (3) , (4) ? 

a) * Vẽ đồ thị của hàm số y = 3x + 6

Cho x = 0 thì y = 6. Ta có: \({B_1}\left( {0;6} \right)\)

Cho y = 0 thì \(3x + 6 = 0 \Leftrightarrow x =  – 2\). Ta có : A(-2 ; 0)

Đồ thị của hàm số y = 3x + 6 là đường thẳng \(A{B_1}\)

*  Vẽ đồ thị của hàm số y = 2x + 4

Cho x = 0 thì y = 4 . Ta có: \({B_2}\left( {0;4} \right)\)

Cho y = 0 thì \(2x + 4 = 0 \Leftrightarrow x =  – 2\). Ta có : A(-2; 0)

Advertisements (Quảng cáo)

Đồ thị của hàm số y = 2x + 4 là đường thẳng \(A{B_2}\) .

* Vẽ đồ thị của hàm số y = x + 2

Cho x = 0 thì y = 2. Ta có: \({B_3}(0;2)\)

Cho y = 0 thì \(x + 2 = 0 \Leftrightarrow x =  – 2\). Ta có: \({\rm{A}}\left( { – 2;0} \right)$\)

Đồ thị của hàm số y = x + 2 là đường thẳng \(A{B_3}\)

* Vẽ đồ thị của hàm số \(y = {1 \over 2}x + 1\)

Cho x = 0  thì y = 1. Ta có: \({B_4}\left( {0;1} \right)\)

Cho y = 0 thì \({1 \over 2}x + 1 = 0 \Leftrightarrow x =  – 2\). Ta có: \({\rm{A}}\left( { – 2;0} \right)\)

Đồ thị của hàm số \(y = {1 \over 2}x + 1\) là đường thẳng \(A{B_4}\)

b) Ta có:

\(tg{\alpha _1} = 3 \Rightarrow \alpha  = {71^0}34’\)

\(\eqalign{
& tg{\alpha _2} = 2 \Rightarrow {\alpha _2} = {63^0}26′ \cr
& tg{\alpha _3} = 1 \Rightarrow {\alpha _3} = {45^0} \cr
& tg{\alpha _4} = {1 \over 2} \Rightarrow {\alpha _4} = {26^0}34′ \cr} \)

c) Góc tạo bởi các đường thẳng với trục Ox:

\({26^0}34′ < {45^0} < {63^0}26′ < {74^0}34’\)

Độ dốc của các đường thẳng: \(\left( 1 \right) > \left( 2 \right) > \left( 3 \right) > \left( 4 \right)\).