Hãy tìm hiểu, tính toán, nhận xét và trả lời câu hỏi vận dụng.
Người ta mắc mạch điện theo sơ đồ như hình H5.3 để đo điện trở R của một dây dẫn. Lần lượt thay đổi các dây dẫn với độ dài khác nhau nhưng có cùng tiết diện và vật liệu rồi đo điện trở các dây dẫn này (hình minh họa H5.4).
Trong một lần thí nghiệm người ta ghi nhận được số liệu từ thí nghiệm như bảng 1 sau đây
Bảng 1:
Lần do |
Hiệu điện thế |
Cường độ dòng điện |
Điện trở dây dẫn |
1. Dây dẫn có độ dài l1 |
U1 = 6V |
I1 = 1,2A |
R1 = ……. |
2. Dây dẫn có độ dài l2=2l1 |
U2 = 6V |
I2 = 0,6A |
R2 = ……. |
3. Dây dẫn có độ dài l3=3l1 |
U3 = 6V |
Advertisements (Quảng cáo) I3 = 0,4A |
R3 = ……. |
Hãy tính điện trở dây dẫn trong mỗi lần đo và điền kết quả vào bảng 1.
Nhận xét:
Khi l2=2l1 thì R2 = … R1.
Khi l3=3l1 thì R3 = … R1.
Vận dụng:
Hai dây dẫn điện hình trụ có cùng tiết diện và cùng vật liệu. Dây I là một đoạn dây dẫn thẳng có độ dài l = 0.4m, điện trở R1=2Ω. Dây II có hình dạng là một nửa cung đường tròn đường kính d = 0,4m. Em hãy tìm điện trở R2 của dây II.
Tính các điện trở của dây dẫn:
R1=U1I1=5ΩR2=U2I2=10ΩR3=U3I3=15Ω
Nhận xét: Khi l2=2l1 thì R2 = 2R1.
Khi l3=3l1 thì R3 = 3R1.
Vận dụng:
Dây II có chiều dài bằng nửa chu vi đường tròn: l2=πd2=0,628m.
Ta thấy: l2l1=1,57
Vậy R2R1=1,57⇒R2=3,14(Ω)