Một dây dẫn đồng có điện trở suất ρ1, có độ dài l, điện trở R và có khối lượng m1. Người ta thay dây này bằng một dây nhôm có cùng độ dài l, điện trở R nhưng có điện trở suất ρ2, tiết diện S2 và khối lượng m2. Cho biết khối lượng riêng của đồng là D1=8900kg/m3, của nhôm là D2=2700kg/m3; điện trở suất của đồng và nhôm được nêu trong bảng 4.
a) Dây nhôm phải có tiết diện S2 bằng bao nhiêu lần so với tiết diện S1 của dây đồng.
b) Dây nhôm có khối lượng m2 bằng bao nhiêu lần so với khối lượng m1 của dây đồng? Từ đó giải thích vì sao các đường dây tải điện đi xa, người ta thường dùng vật liệu nhôm thay cho đồng để chế tạo dây dẫn điện (H5.8).
a) Theo bảng số liệu ta có điện trở suất của đồng là ρ1=1,7.10−8Ω.m và điện trở suất của nhôm là ρ2=2,8.10−8Ω.m
Advertisements (Quảng cáo)
Ta có: R=ρ1.lS1=ρ2.lS2
→S2=ρ2.S2ρ1=1,7.10−8.S12,8.10−8≈0,707.S1
b) Khối lượng dây đồng: m1=D1.V1=D1.S1.l
Khối lượng dây nhôm: m1=D2.V2=D2.S2.l
m2m1=D2.S2D1.S1=0,707.D2D1=0,214→m2=0,214m1
Ta thấy dùng dây nhôm thì sẽ nhẹ hơn dây đồng, như vậy khi tải điện đi xa ta đỡ phải dùng nhiều cột điện để chống đỡ, giảm đi chi phí rất nhiều.