Trang chủ Lớp 9 Toán lớp 9 Bài 54 trang 63 SGK Toán 9 tập 2, Vẽ đồ thị...

Bài 54 trang 63 SGK Toán 9 tập 2, Vẽ đồ thị của hàm số...

Vẽ đồ thị của hàm số . Bài 54 trang 63 SGK Toán 9 tập 2 – Ôn tập Chương IV – Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 54. Vẽ đồ thị của hàm số \(y = {1 \over 4}{x^2}\) và \(y =  – {1 \over 4}{x^2}\) trên cùng một hệ trục tọa độ

a) Qua điểm \(B(0; 4)\) kẻ đường thẳng song song với trục Ox. Nó cắt đồ thị của hàm số \(y = {1 \over 4}{x^2}\) tại hai điểm M và M’. Tìm hoành độ của M và M’.

b) Tìm trên đồ thị của hàm số \(y =  – {1 \over 4}{x^2}\) điểm N có cùng hoành độ với M, điểm N’ có cùng hoành độ với M’. Đường thẳng NN’ có song song với Ox không? Vì sao? Tìm tung độ của N và N’ bằng hai cách:

– Ước lượng trên hình vẽ:

– Tính toán theo công thức.

Vẽ đồ thị hàm số:

* Hàm số \(y = {1 \over 4}{x^2}\) và \(y =  – {1 \over 4}{x^2}\)

– Tập xác định \(D = R\)

– Bảng giá trị

– Đồ thị hàm số \(y = {1 \over 4}{x^2}\) và \(y =  – {1 \over 4}{x^2}\) là các Parabol có đỉnh là gốc tọa độ O và nhận Oy làm trục đối xứng. Đồ thị hàm số \(y = {1 \over 4}{x^2}\) nằm trên trục hoành, đồ thị hàm số \(y =  – {1 \over 4}{x^2}\) nằm dưới trục hoành.

Advertisements (Quảng cáo)

a) Đường thẳng qua \(B(0; 4)\) song song với \(Ox\) cắt đồ thị tại hai điểm \(M, M’\) (xem trên đồ thị). Từ đồ thị ta có hoành độ của \(M\) là \(x = 4\), của \(M’\) là \(x = – 4\).

b) Trên đồ thị hàm số \(y =  – {1 \over 4}{x^2}\) ta xác định được điểm \(N\) và \(N’\) có cùng hoành độ với \(M, M’\). ta được đường thẳng \(M, M’\)

Tìm tung độ của \(N, N’\)

– Ước lượng trên hình vẽ được tung độ của \(N\) là \(y = – 4\); của \(N’\) là \(y = -4\)

– Tính toán theo công thức:

Điểm \(N\) trên \(y =  – {1 \over 4}{x^2}\) có \(x = 4\) nên \(y =  – {1 \over 4}{.4^2} =  – 4\)

Điểm \(N’\) trên \(y =  – {1 \over 4}{x^2}\) có \(x = 4\) nên \(y =  – {1 \over 4}.{( – 4)^2} =  – 4\)

Vậy tung độ của \(N, N’ = -4\).