Tính các số liệu còn thiếu (dấu “?”) ở Hình 4.26 với góc làm tròn đến độ, với độ dài làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất.
a) Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh góc vuông kia nhân với tan góc đối.
b, Xét tam giác ABC vuông tại A có góc nhọn B bằng \(\alpha \). Ta có, tỉ số giữa cạnh đối và cạnh huyền gọi là sin của \(\alpha \).
c) Xét tam giác ABC vuông tại A có góc nhọn B bằng \(\alpha \). Ta có, tỉ số giữa cạnh đối và cạnh kề gọi là tan của \(\alpha \).
d) Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với côsin góc kề.
(H.4.27)
Ta đặt tên các điểm như trong Hình 4.27.
Advertisements (Quảng cáo)
Ở hình a): Trong tam giác ABC vuông tại A, theo định lý về hai cạnh góc vuông, ta có
\(AB = AC.\tan C = 3.\tan {40^o} \approx 2,6\)
Ở hình b): Ta có: \(QM = NP = 7\)
Trong tam giác MPQ vuông tại Q, ta có
\(\sin \widehat {MPQ} = \frac{{QM}}{{MP}} = \frac{7}{{10}}\) nên \(\widehat {MPQ} \approx {44^o}\).
Ở hình c): Trong tam giác IJK vuông tại I, ta có
\(\tan \widehat {IJK} = \frac{{IK}}{{IJ}} = \frac{7}{5}\) nên \(\widehat {IJK} \approx {54^o}\).
Ở hình d): Trong tam giác OST vuông tại T, ta có
\(\sin {35^o} = \sin \widehat {SOT} = \frac{{ST}}{{OS}}\) nên \(ST = OS.\sin \widehat {SOT} = 3.\sin {35^o} \approx 1,7\).
Trong tam giác OUV vuông tại V, ta có
\(OU = OS + SU = 3 + 2 = 5\)
\(\sin {35^o} = \sin \widehat {UOV} = \frac{{UV}}{{OU}}\) nên \(UV = OU.\sin \widehat {UOV} = 5.\sin {35^o} \approx 2,9\)