Trang chủ Lớp 9 Vở thực hành Toán 9 (Kết nối tri thức) Bài 9 trang 9 vở thực hành Toán 9 tập 2: Khi...

Bài 9 trang 9 vở thực hành Toán 9 tập 2: Khi bỏ qua sức cản của không khí...

Lập bảng tương ứng với các giá trị t=1; t=2; t=3; t=4 với hàm số \(s = 4, 9{t^2}\. Gợi ý giải Giải bài 9 trang 9 vở thực hành Toán 9 tập 2 - Bài 18. Hàm số y = ax² (a ≠ 0) . Khi bỏ qua sức cản của không khí,

Câu hỏi/bài tập:

Question - Câu hỏi/Đề bài

Khi bỏ qua sức cản của không khí, một vật rơi tự do sau t giây thì rơi được quãng đường \(s = 4,9{t^2}\;\left( m \right)\). Bạn Minh thả một hòn đá rơi từ miệng giếng xuống một cái giếng cạn sâu 100m.

a) Hỏi sau 1 giây, 2 giây, 3 giây, 4 giây thì hòn đá lần lượt cách đáy giếng bao nhiêu mét?

b) Thời gian từ lúc hòn đá bắt đầu rơi đến lúc chạm đáy giếng là bao lâu (làm tròn đến hàng phần mười của giây)?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Lập bảng tương ứng với các giá trị t=1; t=2; t=3; t=4 với hàm số \(s = 4,9{t^2}\;\left( m \right)\) là quãng đường vật rơi được và \(100 - s\left( m \right)\) là khoảng cách hòn đá còn cách đáy giếng.

Advertisements (Quảng cáo)

b) Khi chạm đáy giếng, hòn đá đã rơi được \(s = 100m\), do đó, \(100 = 4,9{t^2}\), từ đó tìm được t.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Công thức biểu diễn quãng đường hòn đá rơi sau t giây là \(s = 4,9{t^2}\;\left( m \right)\).

Sau t giây, hòn đá cách đáy giếng là \(100 - s\left( m \right)\). Ta có bảng sau:

b) Khi chạm đáy giếng, hòn đá đã rơi được \(s = 100m\), ta có \(100 = 4,9{t^2}\), suy ra \(t \approx 4,5\) (giây).

Advertisements (Quảng cáo)