Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5.
Cho một số có hai chữ số. Biết rằng chữ số hàng đơn vị bé hơn chữ số hàng chục là 2, tổng các bình phương của hai chữ số bé hơn số đã cho là 19. Gọi x là chữ số hàng đơn vị.
Câu 1
Cho một số có hai chữ số. Biết rằng chữ số hàng đơn vị bé hơn chữ số hàng chục là 2, tổng các bình phương của hai chữ số bé hơn số đã cho là 19. Gọi x là chữ số hàng đơn vị.
Điều kiện của x là
A. \(x \in \mathbb{N}\).
B. \(x \in \mathbb{N},0 \le x \le 9\).
C. \(x \in \mathbb{N},1 \le x \le 9\).
D. \(x \in \mathbb{N},0 \le x \le 7\).
Vì x là chữ số hàng đơn vị nên \(x \in \mathbb{N},0 \le x \le 7\)
Vì x là chữ số hàng đơn vị nên \(x \in \mathbb{N},0 \le x \le 7\)
Chọn D
Câu 2
Cho một số có hai chữ số. Biết rằng chữ số hàng đơn vị bé hơn chữ số hàng chục là 2, tổng các bình phương của hai chữ số bé hơn số đã cho là 19. Gọi x là chữ số hàng đơn vị.
Chữ số hàng chục là
A. \(x - 2\).
B. \(x + 2\).
C. 2x.
D. \(\frac{x}{2}\).
Vì chữ số hàng đơn vị bé hơn chữ số hàng chục là 2 nên chữ số hàng chục là \(x + 2\).
Vì chữ số hàng đơn vị bé hơn chữ số hàng chục là 2 nên chữ số hàng chục là \(x + 2\).
Chọn B
Câu 3
Cho một số có hai chữ số. Biết rằng chữ số hàng đơn vị bé hơn chữ số hàng chục là 2, tổng các bình phương của hai chữ số bé hơn số đã cho là 19. Gọi x là chữ số hàng đơn vị.
Tổng các bình phương của hai chữ số hàng chục và hàng đơn vị là
A. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {x^2}\).
B. \({\left( {x + 2} \right)^2} + {x^2}\).
C. \({\left( {2x} \right)^2} + {x^2}\).
D. \({\left( {\frac{x}{2}} \right)^2} + {x^2}\).
Chữ số hàng đơn vị là x, chữ số hàng chục là \(x + 2\) nên tổng các bình phương của hai chữ số hàng chục và hàng đơn vị là \({\left( {x + 2} \right)^2} + {x^2}\).
Chữ số hàng đơn vị là x, chữ số hàng chục là \(x + 2\) nên tổng các bình phương của hai chữ số hàng chục và hàng đơn vị là \({\left( {x + 2} \right)^2} + {x^2}\).
Chọn B
Câu 4
Cho một số có hai chữ số. Biết rằng chữ số hàng đơn vị bé hơn chữ số hàng chục là 2, tổng các bình phương của hai chữ số bé hơn số đã cho là 19. Gọi x là chữ số hàng đơn vị.
Giá trị của số đã cho là
A. \(10x + 2\).
B. \(10\left( {x - 2} \right) + x\).
C. \(10\left( {x + 2} \right) + x\).
D. \(2x + x\).
Số đã cho là \(\overline {\left( {x + 2} \right)x} \) nên giá trị của số đã cho là \(10\left( {x + 2} \right) + x\).
Số đã cho là \(\overline {\left( {x + 2} \right)x} \) nên giá trị của số đã cho là \(10\left( {x + 2} \right) + x\).
Chọn C
Câu 5
Cho một số có hai chữ số. Biết rằng chữ số hàng đơn vị bé hơn chữ số hàng chục là 2, tổng các bình phương của hai chữ số bé hơn số đã cho là 19. Gọi x là chữ số hàng đơn vị.
Sau khi lập và giải phương trình tương ứng đối với x, ta tìm được số đã cho là
A. 53.
B. 35.
C. 64.
D. 46.
+ Vì tổng các bình phương của hai chữ số bé hơn số đã cho là 19 nên ta có phương trình \(10\left( {x + 2} \right) + x - \left[ {{{\left( {x + 2} \right)}^2} + {x^2}} \right] = 19\).
+ Giải phương trình để tìm x, đối chiếu với điều kiện và đưa ra kết luận.
Vì tổng các bình phương của hai chữ số bé hơn số đã cho là 19 nên ta có phương trình \(10\left( {x + 2} \right) + x - \left[ {{{\left( {x + 2} \right)}^2} + {x^2}} \right] = 19\)
\(10x + 20 + x - \left( {2{x^2} + 4x + 4} \right) = 19\)
\( - 2{x^2} + 7x - 3 = 0\)
\(\left( {2x - 1} \right)\left( {x - 3} \right) = 0\)
\(x = \frac{1}{2}\) hoặc \(x = 3\)
Vì \(x \in \mathbb{N},0 \le x \le 7\) nên \(x = 3\). Vậy số cần tìm là 53.
Chọn A