Theo định luật III Niu-tơn, lực và phản lực có độ lớn bằng nhau. Vậy mà khi hai người thi kéo co, vẫn có người thắng và người thua . Vì sao vậy ?
Trong bài này phải chú ý đến vài trò của lực ma sát do mặt đất tác dụng vào mỗi người (Hình 2.11G).
Khi người 1 đạp chân vào mặt đất, chân người 1 tác dụng vào đất một lực ma sát \(\overrightarrow {{F_1}} \), mặt đất tác dụng trở lại chân người một phản lực \(\overrightarrow {F_1′} \). Theo định luật III Niu-tơn :
\(F_1′ = {F_1}\)
Advertisements (Quảng cáo)
Tương tự, người 2 tác dụng vào đất lực ma sát \(\overrightarrow {{F_2}} \), mặt đất tác dụng vào chân người 2 một phản lực \(\overrightarrow {F_2′} \), ta có :
\(F_2′ = {F_2}(2)\)
Nếu người 1 đạp mạnh hơn người 2 : \({F_1} > {F_2}\), thì theo (1) và (2), \(F_1′ > F_2’\). Khi đó hợp lực do mặt đất tác dụng lên hệ gồm hai người và dây sẽ hướng sang trái, và hệ chuyển động sang trái ( người 1 thắng cuộc ).
Vậy ai đạp vào đất mạnh hơn thì sẽ thắng cuộc ( muốn trò chơi được công bằng phải đảm bảo cho chỗ đất ở chỗ hai người đứng có độ ráp giống nhau).