Trang chủ Lớp 10 SBT Vật Lý 10 Nâng cao Bài 2.47* trang 29 Sách BT Lý lớp 10 Nâng cao: Lực...

Bài 2.47* trang 29 Sách BT Lý lớp 10 Nâng cao: Lực căng của dây....

Bài 2.47* trang 29 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao. Thành phần của trọng lực song song với mặt phẳng nghiêng :. CHƯƠNG II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

Advertisements (Quảng cáo)

Trên Hình 2.20, vật có khối lượng m=500g ; \(\alpha  = {45^0}\), dây AB song song với mặt phẳng nghiêng; hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt phẳng nghiêng là \({\mu _n} = 0,5.\) Hãy tính :

a) Áp lực do vật tác dụng lên mặt phẳng nghiêng.

b) Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng.

c) Lực căng của dây.

 

Thành phần của trọng lực song song với mặt phẳng nghiêng :

\({P_x} = mg\sin \alpha  = 0,5.9,8.{{\sqrt 2 } \over 2} = 3,46N\)

Giá trị cực đại của lực ma  sát nghỉ giữa vật và mặt phẳng nghiêng là :

\({F_{msn\max }} = {\mu _n}mg\cos \alpha  \)\(\,= 0,5.0,5.9,8.{{\sqrt 2 } \over 2} = 1,73N\)

Advertisements (Quảng cáo)

\({P_x}\) có xu hướng kéo vật trượt xuống. Giá trị của nó lớn hơn giá trị lớn nhất của lực ma sát nghỉ. Do đó lực ma sát nghỉ đạt tới giá trị cực đại đó :

\({F_{msn}} = 1,73N\)

Vì vật ở trạng thái cân bằng nên :

\(\left\{ \matrix{  T + {F_{msn}} = {P_x} \hfill \cr  N = {P_y} \hfill \cr}  \right.\)

Từ đó : \(T = {P_x} – {F_{msn}} = 3,46 – 1,73 = 1,73N\)

\(N = mg\cos \alpha  = 3,46N\)