Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 Nâng cao Bài 6 trang 70 Hình học 10 Nâng cao: Trong mặt phẳng...

Bài 6 trang 70 Hình học 10 Nâng cao: Trong mặt phẳng tọa độ, cho...

Trong mặt phẳng tọa độ, cho. Bài 6 trang 70 SGK Hình học 10 nâng cao – Ôn tập chương II – Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng

Advertisements (Quảng cáo)

Trong mặt phẳng tọa độ, cho \(\overrightarrow e  = (4\,;\,1)\) và \(\overrightarrow f  = (1\,;\,4)\).

a) Tìm góc giữa các vec tơ \(\overrightarrow e \) và \(\overrightarrow f \).

b) Tìm m để vec tơ \(\overrightarrow a  = \overrightarrow e  + m\overrightarrow f \) vuông góc với trục hoành.

c) Tìm n để vec tơ \(\overrightarrow b  = n\overrightarrow e  + \overrightarrow f \) tạo với vec tơ \(\overrightarrow i  + \overrightarrow j \) một góc \({45^0}\).

a) Góc giữa các vectơ \(\overrightarrow e \) và \(\overrightarrow f \)

\(\eqalign{
& \cos (\overrightarrow {e\,} \,\,\overrightarrow f ) = {{\overrightarrow {e\,} .\,\overrightarrow f } \over {|\overrightarrow {e\,} |.\,|\overrightarrow {f|} }} = {{4.1 + 1.4} \over {\sqrt {{4^2} + {1^2}} .\sqrt {{1^2} + {4^2}} }} = {8 \over {17}} \cr
& \Rightarrow \,\,\,(\overrightarrow {e\,} \,\,\overrightarrow f ) \approx {61^0}{56′} \cr} \)

b) Ta có \(\overrightarrow a  = \overrightarrow {e\,}  + m\overrightarrow {f\,}  = (4 + m\,;\,1 + 4m)\).

\(\overrightarrow a  = \overrightarrow e  + m\overrightarrow f \) vuông góc với trục hoành \( \Leftrightarrow \,\,\overrightarrow a .\,\overrightarrow i  = 0\,\, \Leftrightarrow \,\,4 + m = 0\,\, \Leftrightarrow m =  – 4\) .

Advertisements (Quảng cáo)

c) Ta có

\(\eqalign{
& \,\,\overrightarrow b = n\overrightarrow e + \overrightarrow f = (4n + 1\,;\,n + 4)\,;\,\,\overrightarrow i + \overrightarrow j = (1\,;\,1) \cr
& \,\,(\overrightarrow b \,;\,\overrightarrow i + \overrightarrow j ) = {45^0}\,\,\,\,\,\,\,\, \Rightarrow \,\,\cos {45^0} = {{\overrightarrow b \,\,(\,\overrightarrow i + \overrightarrow j )} \over {|\overrightarrow b \,|.\,|\,\overrightarrow i + \overrightarrow j |}} \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \Rightarrow \,\,{{\sqrt 2 } \over 2} = {{(4n + 1) + (n + 4)} \over {\sqrt {{{(4n + 1)}^2} + {{(n + 4)}^2}} .\,\sqrt {{1^2} + {1^2}} }} \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \Rightarrow \,\,{(4n + 1)^2} + {(n + 4)^2} = {(5n + 5)^2} \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \Rightarrow \,\,8{n^2} + 34n + 8 = 0\,\, \Rightarrow \,\,n = {{ – 1} \over 4}\,;\,\,n = – 4. \cr} \)

Thử lại với \(n =  – 4\) ta có \(\overrightarrow b  = ( – 15\,;\,0)\).

                              \(\cos (\overrightarrow b \,;\,\overrightarrow i  + \overrightarrow j ) = {{ – 15} \over {15.\sqrt 2 }} =  – {1 \over {\sqrt 2 }}\) (loại)

Với \(n = {{ – 1} \over 4}\,\,;\,\,\overrightarrow b  = \left( {0\,;\,{{15} \over 4}} \right)\)

                               \(\cos (\overrightarrow b \,;\,\overrightarrow i  + \overrightarrow j ) = {1 \over {\sqrt 2 }}\) (nhận).

Vậy \(n = {{ – 1} \over 4}\).