Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 - Kết nối tri thức Bài 6.26 trang 14 SBT Toán 11 – Kết nối tri thức:...

Bài 6.26 trang 14 SBT Toán 11 - Kết nối tri thức: Ta định nghĩa các hàṃ sin hyperbolic và hàm côsin hyperbolic như sau...

Áp dụng định nghĩa hàm lẻ, hàm chẵn Hàm số \(y = f(x)\) có tập xác định \(D\) Hàm số \(y = f(x)\) là hàm số lẻ trên \(D \Leftrightarrow. Phân tích và giải - Bài 6.26 trang 14 sách bài tập toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 20. Hàm số mũ và hàm số lôgarit. Ta định nghĩa các hàṃ sin hyperbolic và hàm côsin hyperbolic...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Ta định nghĩa các hàṃ sin hyperbolic và hàm côsin hyperbolic như sau: \({\rm{sinh}}x = \frac{1}{2}\left( {{e^x} - {e^{ - x}}} \right);{\rm{cosh}}x = \frac{1}{2}\left( {{e^x} + {e^{ - x}}} \right)\)

Chứng minh rằng:

a) \({\rm{sinh}}x\) là hàm số lẻ:;

b) \({\rm{cosh}}x\) là hàm số chẵn;

c) \({({\rm{cosh}}x)^2} - {({\rm{sinh}}x)^2} = 1\) với mọi \(x\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Áp dụng định nghĩa hàm lẻ, hàm chẵn

Hàm số \(y = f(x)\) có tập xác định \(D\)

Hàm số \(y = f(x)\) là hàm số lẻ trên \(D \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\forall x \in D \Rightarrow - x \in D\\f\left( { - x} \right) = - f\left( x \right)\end{array} \right.\)

Hàm số \(y = f(x)\) là hàm số chẵn trên \(D \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\forall x \in D \Rightarrow - x \in D\\f\left( { - x} \right) = f\left( x \right)\end{array} \right.\)

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Hàm số \(f\left( x \right) = {\rm{sinh}}x\) có tập xác định \(D = \mathbb{R}\)

Ta có \(\forall x \in D \Rightarrow - x \in D\)

\(f\left( x \right) = {\rm{sinh}}x = \frac{1}{2}\left( {{e^x} - {e^{ - x}}} \right) \Rightarrow f\left( { - x} \right) = \frac{1}{2}\left( {{e^{ - x}} - {e^x}} \right) = - f\left( x \right),\forall x \in \mathbb{R}\).

Do đó, sinh\(x\) là hàm số lẻ.

b) Hàm số \(g\left( x \right) = {\rm{cosh}}x\) có tập xác định \(D = \mathbb{R}\)

Ta có \(\forall x \in D \Rightarrow - x \in D\)

\(g\left( x \right) = {\rm{cosh}}x = \frac{1}{2}\left( {{e^x} + {e^{ - x}}} \right) \Rightarrow g\left( { - x} \right) = \frac{1}{2}\left( {{e^{ - x}} + {e^x}} \right) = g\left( x \right),\forall x \in \mathbb{R}\).

Do đó, \({\rm{cosh}}x\) là hàm số chẵn.

c) Ta có: \({({\rm{cosh}}x)^2} - {({\rm{sinh}}x)^2} = \frac{1}{4}{\left( {{e^x} + {e^{ - x}}} \right)^2} - \frac{1}{4}{\left( {{e^x} - {e^{ - x}}} \right)^2} = \frac{1}{4} \cdot 2{e^{ - x}} \cdot 2{e^x} = 1\).