Trang chủ Lớp 11 SBT Toán lớp 11 (sách cũ) Bài 1.21 trang 30 Sách bài tập (SBT) Hình học 11 Chứng...

Bài 1.21 trang 30 Sách bài tập (SBT) Hình học 11 Chứng minh rằng mỗi phép quay đều có thể xem là kết quả của việc...

Chứng minh rằng mỗi phép quay đều có thể xem là kết quả của việc thực hiện liên tiếp hai phép đối xứng trục.. Bài 1.21 trang 30 Sách bài tập (SBT) Hình học 11 - Bài 6. Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau

Chứng minh rằng mỗi phép quay đều có thể xem là kết quả của việc thực hiện liên tiếp hai phép đối xứng trục.

Advertisements (Quảng cáo)

Gọi \({Q_{\left( {I,\alpha } \right)}}\) là phép quay tâm I góc \(\alpha \) . Lấy đường thẳng d bất kì qua I. Gọi d’ là ảnh của d qua phép quay tâm I góc \({\alpha  \over 2}\). Lấy điểm M bất kì và gọi \(M’ = {Q_{\left( {I,\alpha } \right)}}\left( M \right)\). Gọi M” là ảnh của M qua phép đối xứng qua trục d. \(M_1\) là ảnh của M” qua phép đối xứng qua trục d’. Gọi J là giao của MM” với d, H là giao của \(M”{M_1}\) với d’. Khi đó ta có đẳng thức giữa các góc lượng giác sau:

\(\eqalign{
& \left( {IM,I{M_1}} \right) = \left( {IM,IM”} \right) + \left( {IM”,I{M_1}} \right) \cr
& = 2\left( {IJ,IM”} \right) + 2\left( {IM”,IH} \right) \cr
& = 2\left( {IJ,IH} \right) \cr
& = 2{\alpha \over 2} = a = \left( {IM,IM’} \right) \cr} \)

Từ đó suy ra \(M’ \equiv {M_1}\). Như vậy M’ có thể xem là ảnh của  sau khi thực hiện liên tiếp hai phép đối xứng qua hai trục d và d’.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Toán lớp 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)