Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Kết nối tri thức Bài 7.25 trang 59 Toán 11 tập 2 – Kết nối tri...

Bài 7.25 trang 59 Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức: Cho hình lập phương ABCD. A’B’C’D’ có cạnh a...

- Hai mặt phẳng song song nếu 2 đường thẳng cắt nhau trong mặt phẳng này lần lượt song song với 2 đường thẳng cắt nhau trong mặt phẳng kia. Hướng dẫn giải bài 7.25 trang 59 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức Bài 26. Khoảng cách. Cho hình lập phương ABCD. A'B'C'D' có cạnh a...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh a.

a) Chứng minh rằng hai mặt phẳng (D’AC) và (BC’A’) song song với nhau và DB’ vuông góc với hai mặt phẳng đó.

b) Xác định các giao điểm E, F của DB’ với (D’AC),(BC’A’). Tính d((D’AC), (BC’A’)).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Hai mặt phẳng song song nếu 2 đường thẳng cắt nhau trong mặt phẳng này lần lượt song song với 2 đường thẳng cắt nhau trong mặt phẳng kia.

- Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song là khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc mặt phẳng này đến mặt phẳng kia.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) AC // A’C’, D’C // A’B \( \Rightarrow \) (D’AC) // (BC’A’)

Ta có \(AC \bot BD,AC \bot BB’ \Rightarrow AC \bot \left( {BDB’} \right);B’D \subset \left( {BDB’} \right) \Rightarrow AC \bot B’D\)

Mà AC // A’C’ \( \Rightarrow \) \(B’D \bot A’C’\)

Ta có \(AB’ \bot A’B,AD \bot A’B \Rightarrow A’B \bot \left( {AB’D} \right);B’D \subset \left( {AB’D} \right) \Rightarrow A’B \bot B’D\)

Advertisements (Quảng cáo)

Mà A’B // D’C \( \Rightarrow \) \(B’D \bot D’C\)

Ta có \(B’D \bot AC,B’D \bot D’C \Rightarrow B’D \bot \left( {D’AC} \right)\)

\(B’D \bot A’C’,B’D \bot A’B \Rightarrow B’D \bot \left( {BA’C’} \right)\)

b) Gọi \(AC \cap BD = \left\{ O \right\},A’C’ \cap B’D’ = \left\{ {O’} \right\}\)

Trong (BB’D’D) nối \(D’O \cap B’D = \left\{ E \right\},BO’ \cap B’D = \left\{ F \right\}\)

Vì (D’AC) // (BC’A’) nên d((D’AC), (BC’A’)) = d(E, (BC’A’)) = EF do \(B’D \bot \left( {BA’C’} \right)\)

\(\left. \begin{array}{l}B’D \bot BO’\left( {B’D \bot \left( {BA’C’} \right)} \right)\\B’D \bot OD’\left( {B’D \bot \left( {D’AC} \right)} \right)\end{array} \right\} \Rightarrow BO’//OD’\)

Áp dụng định lí Talet có \(\frac{{DE}}{{EF}} = \frac{{DO}}{{BO}} = 1 \Rightarrow DE = EF\) và \(\frac{{B’F}}{{EF}} = \frac{{B’O’}}{{O’D’}} = 1 \Rightarrow B’F = EF\)

\( \Rightarrow EF = \frac{{B’D}}{3}\)

Xét tam giác ABD vuông tại A có \(BD = \sqrt {A{B^2} + A{D^2}} = \sqrt {{a^2} + {a^2}} = a\sqrt 2 \)

Xét tam giác BB’D vuông tại B có \(B’D = \sqrt {B{{B’}^2} + B{D^2}} = \sqrt {{a^2} + {{\left( {a\sqrt 2 } \right)}^2}} = a\sqrt 3 \)

\( \Rightarrow EF = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)

Vậy \(d\left( {\left( {D’AC} \right),{\rm{ }}\left( {BC’A’} \right)} \right) = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)

Advertisements (Quảng cáo)