Hoạt động 2
Cho hai hàm số f(x)=x2 và g(x)=x3, với các đồ thị như hình dưới đây.
a) Tìm các tập xác định Df,Dg của các hàm số f(x) và g(x).
b) Chứng tỏ rằng f(−x)=f(x),∀x∈Df. Có nhận xét gì về tính đối xứng của đồ thị hàm số y=f(x) đối với hệ trục tọa độ Oxy?
c) Chứng tỏ rằng g(−x)=−g(x),∀x∈Dg. Có nhận xét gì về tính đối xứng của đồ thị hàm số y=g(x) đối với hệ trục tọa độ Oxy?
Hàm số f(x) và g(x) luôn xác định với mọi x∈R
a) Tập xác định của hàm số đã cho là: Df=R;Dg=R
b) Ta có: f(−x)=(−x)2=x2=f(x)
Đồ thị của hàm số y=f(x)=x2 đối xứng qua trục tung
c) Ta có: g(−x)=(−x)3=−x3=−g(x)
Đồ thị của hàm số y=g(x)=x3 đối xứng qua gốc tọa độ
Luyện tập
Xét tính chẵn, lẻ của hàm số g(x)=1x.
Sử dụng định nghĩa về hàm số chẵn, lẻ
Tập xác định của hàm số là D=R∖{0}
Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì –x cũng thuộc tập xác định D
Ta có: g(−x)=1−x=−1x=−g(x),∀x∈D.
Advertisements (Quảng cáo)
Vậy g(x)=1x là hàm số lẻ
Hoạt động 3
So sánh:
a) sin(x+2π) và sinx;
b) cos(x+2π) và cosx;
c) tan(x+π) và tanx;
d) cot(x+π) và cotx.
Ta có:
a) sin(x+2π)=sinx với mọi x∈R
b) cos(x+2π)=cosx với mọi x∈R
c) tan(x+π)=tanx với mọi x≠π2+kπ,k∈Z
d) cot(x+π)=cotx với mọi x≠π2+kπ,k∈Z
Luyện tập 3
Xét tính tuần hoàn của hàm số y=tan2x.
Hàm số y=tan(ax+b) tuần hoàn với chu kỳ T=π|a|
Hàm số có tập xác định là R∖{π2+kπ,k∈Z} và với mọi số thực x, ta có:
(x−π2)∈R,(x+π2)∈R,
tan2(x+π2)=tan(2x+π)=tan2x
Vậy y=tan2xlà hàm số tuần hoàn