Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Kết nối tri thức Giải mục 2 trang 29, 30 Toán 11 tập 2 – Kết...

Giải mục 2 trang 29, 30 Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức: Nếu đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b thì a có vuông góc với các đường thẳng song...

Lời giải bài tập, câu hỏi HĐ2 , CH, LT1 mục 2 trang 29, 30 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức Bài 22. Hai đường thẳng vuông góc. Đối với hai cánh cửa trong Hình 7. 5...Nếu đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b thì a có vuông góc với các đường thẳng song

Hoạt động2

Đối với hai cánh cửa trong Hình 7.5, tính góc giữa hai đường mép cửa BC và MN

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Để xác định góc giữa hai đường thẳng chéo nhau a và b, ta có thể lấy một điểm O thuộc đường thẳng a và qua đó kẻ đường thẳng b’ song song với b. Khi đó (a, b) = (a’, b’)

Answer - Lời giải/Đáp án

Vì BC // PN nên (BC, MN) = (PN, MN)

Mà PN vuông góc với MN nên góc giữa hai đường mép này bằng 900.


Câu hỏi

Nếu đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b thì a có vuông góc với các đường thẳng song song với b hay không?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

\(\left. \begin{array}{l}a \bot b\\b//c\end{array} \right\} \Rightarrow a \bot c\)

Answer - Lời giải/Đáp án

Nếu đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b thì a có vuông góc với các đường thẳng song song với b.


Luyện tập1

Cho tam giác MNP vuông tại N và một điểm A nằm ngoài mặt phẳng (MNP). Lần lượt lấy các điểm B, C, D sao cho M, N, P tương ứng là trung điểm của AB, AC, CD (H.7.7). Chứng minh rằng AD và BC vuông góc với nhau và chéo nhau.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nếu đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b thì a có vuông góc với các đường thẳng song song với b.

Answer - Lời giải/Đáp án

+) Xét tam giác ABC có

M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC

\( \Rightarrow \) MN là đường trung bình của tam giác ABC

\( \Rightarrow \) MN // BC

Mà NP \( \bot \) MN nên NP \( \bot \) BC

Xét tam giác ADC có

N, P lần lượt là trung điểm của AC, CD

\( \Rightarrow \) PN là đường trung bình của tam giác ADC

\( \Rightarrow \) PN // AD

Mà NP \( \bot \) BC nên AD \( \bot \) BC

+) BC // MN mà \(MN \subset \left( {MNP} \right) \Rightarrow BC//\left( {MNP} \right)\)

PN // AD mà \(PN \subset \left( {MNP} \right) \Rightarrow AD//\left( {MNP} \right)\)

Vậy AD và BC chéo nhau.