Trang chủ Lớp 6 Vở bài tập Vật lí 6 Câu 18a, 18b, 18c, 18d, 18e phần bài tập tương tự trang...

Câu 18a, 18b, 18c, 18d, 18e phần bài tập tương tự trang 64, 65 Vở BT Vật lý 6: 18a...

Câu 18a, 18b, 18c, 18d, 18e phần bài tập tương tự – Trang 64, 65 Vở bài tập Vật lí 6. Ta có: \(D=\dfrac{m}{V}\) trong đó: khối lượng m của vật không đổi, thể tích giảm khi làm lạnh, do đó khối lượng riêng (D) tăng.. Bài 18. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Advertisements (Quảng cáo)


18a
18b
18c
18d
18e

2. Bài tập tương tự

18a

Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn ?

A. Khối lượng của vật tăng.

B. Trọng lượng của vật tăng.

C. Khối lượng riêng của vật tăng.

D. Thể tích của vật tăng.

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn

Khối lượng m của vật không đổi, thể tích tăng nên khối lượng riêng (D) giảm.

Đáp án D

18b

Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

A. Khối lượng của vật tăng.

B. Trọng lượng của vật tăng.

C. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật tăng.

D. Cả ba hiện tượng trên không xảy ra.

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn

Khối lượng m của vật không đổi, trọng lượng không đổi, thể tích tăng khi vật bị nung nóng nên khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) giảm.

Đáp án D

18c

 Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi làm lạnh vật rắn đã được nung nóng?

A. Khối lượng riêng của vật rắn tăng.

B. Khối lượng riêng của vật rắn giảm.

C. Khối lượng riêng của vật rắn không thay đổi.

D. Cả ba hiện tượng trên.

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn, công thức tính khối lượng riêng: \(D=\dfrac{m}{V}\) 

Ta có: \(D=\dfrac{m}{V}\) trong đó: khối lượng m của vật không đổi, thể tích giảm khi làm lạnh, do đó khối lượng riêng (D) tăng.

18d

Thanh ngang đặt vừa khít vào giá đo khi cả hai đều ở nhiệt độ trong phòng (H.18.1)

a) Nếu rút thanh ngang ra rồi nung nóng thì có thể đưa thanh ngang vào giá đo được nữa không? Vì sao?

b) Nếu sau khi nung nóng thanh ngang, lại nung nóng cả giá đo, thì có đưa được thanh ngang vào giá đo không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

 

a) Khi hơ nóng thanh ngang, ta lại không thể đưa được thanh này vào giá đo vì thanh ngang nở ra vì nhiệt dài hơn giá đo.

b) Nếu sau khi nung nóng thanh ngang, lại nung nóng cả giá đo, thì ta đưa được thanh ngang vào giá đo vì giá đo nở ra vì nhiệt.

18e

Có một chai thủy tinh bị kẹt nút. An định mở nút chai bằng cách hơ nóng cả cổ chai lẫn nút chai. Hỏi An có mở được nút chai không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

 

Có hai trường hợp:

– Trường hợp 1: Nút chai được làm từ vật liệu có sự dãn nở vì nhiệt giống hoặc nhiều hơn so với thủy tinh thì bạn An không thể mở được nút chai bằng cách hơ nóng cả cổ chai lẫn nút chai.

– Trường hợp 2: Nút chai được làm từ vật liệu có sự dãn nở vì nhiệt kém hơn so với thủy tinh thì bạn An có thể mở được nút chai bằng cách hơ nóng cả cổ chai lẫn nút chai. Vì thủy tinh dãn nở nhiều hơn nên cho đường kính cổ rộng ra, còn nút chai nở vì nhiệt kém hơn, dẫn đến giữa cổ chai và nút có khoảng hở.

();
}
}
});