Trang chủ Lớp 6 Vở bài tập Vật lí 6 Câu 19.1, 19.2, 19.6 phần bài tập trong SBT trang 67, 68...

Câu 19.1, 19.2, 19.6 phần bài tập trong SBT trang 67, 68 Vở bài tập Vật lí 6: 19.1...

Câu 19.1, 19.2, 19.6 phần bài tập trong SBT – Trang 67, 68 Vở bài tập Vật lí 6. AV1 =    . Bài 19. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Advertisements (Quảng cáo)


19.1
19.2
19.6

1. Bài tập trong SBT

19.1

Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.

B. Trọng lượng của chất lỏng tăng,

C. Thể tích của chất lỏng tăng.

D. Khối lượng, trọng lượng và thế tích đều tăng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

Khi đun nóng một lượng chất lỏng, chất lỏng nở ra vậy thể tích của chất lỏng tăng.

Đáp án C

19.2

Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và công thức tính khối lượng riêng: \(D=\dfrac{m}{V}\) 

Ta có: \(D=\dfrac{m}{V}\) trong đó: Khối lượng m của vật không đổi, khi đun nóng một lượng chất lỏng  trong một bình thủy tinh thì thể tích tăng do vậy khối lượng riêng giảm.

Đáp án B

19.6

Dùng những dụng cụ chính xác, người ta đo được thể tích của cùng một lượng benzen (chất lỏng dễ cháy) ở những nhiệt độ khác nhau

1. Hãy tính độ tăng thể tích (so với V0) theo nhiệt độ rồi điền vào bảng.

Nhiệt độ (°C)

Thể tích (cm3)

Độ tăng thế tích (cm3)

0

V0 = 1000

AV0 =   

10

V1 = 1011

AV1 =    

20

V2 = 1022

Advertisements (Quảng cáo)

AV2 =   

30

V3 = 1033

AV3 =   

40

V4 = 1044

AV4 =   

 
2. Vẽ lại vào vở hình 19.2, dùng dấu + để ghi độ tăng thể tích ứng với nhiệt độ (ví dụ trong hình là độ tăng thể tích AV2 ứng với nhiệt độ 20°C)

 
a)  Các dấu + có nằm trên một đường thẳng không?

b)  Có thể dựa vào đường biểu diễn này để tiên đoán độ tăng thể tích ở 25°C không? Làm thế nào?

Phương pháp giải:

Thực hành vẽ đồ thị thực nghiệm.

1. Hãy tính độ tăng thể tích (so với V0) theo nhiệt độ rồi điền vào bảng.

Nhiệt độ (°C)

Thể tích (cm3)

Độ tăng thế tích (cm3)

0

V0 = 1000

AV0 = 0   

10

V1 = 1011

AV1 = 11cm3  

20

V2 = 1022

AV2 = 22cm3  

30

V3 = 1033

AV3  = 33cm3

40

V4 = 1044

AV4 =  44cm3 

2. Xem hình bên dưới

a)  Các dấu + nằm trên một đường thẳng.

b) Có thể dựa vào đường biểu diễn này để tiên đoán độ tăng thể tích ở  25°C. Khoảng 27cm3

();
}
}
});