21.1
21.2
21.3
1. Bài tập trong SBT
21.1
Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước bình thủy, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt.
Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
21.2
Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dầy thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
Phương pháp giải:
Advertisements (Quảng cáo)
Vận dụng kiến thức về lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt.
Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
21.3
Đế ghép chặt hai tấm kim loại vào nhau người ta thường dùng phương pháp tán rivê. Nung nóng đỏ đinh rivê rồi đặt nhanh vào lỗ xuyên qua hai tấm kim loại. Dùng búa tán đầu rivê còn lại cho bẹt ra. Khi nguội, đinh rivê sẽ xiết chặt hai tấm kim loại (H.21.1). Hãy giải thích tại sao?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về băng kép, băng kép bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều bị co lại.
Khi nguội đi, đinh rivê co lại, giữ chặt hai tấm kim loại.
();
}
}
});