Trang chủ Lớp 6 Vở bài tập Vật lí 6 Câu 21a, 21b phần bài tập tương tự trang 76 Vở BT...

Câu 21a, 21b phần bài tập tương tự trang 76 Vở BT Vật lý 6: 21a...

Câu 21a, 21b phần bài tập tương tự – Trang 76 Vở bài tập Vật lí 6. Do đó chỗ tiếp nối giữa hai thanh ray phải có khoảng cách để các thanh ray khi nở ra vì nhiệt sẽ không tác động. Bài 21. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

Advertisements (Quảng cáo)


21a
21b

2. Bài tập tương tự

21a

Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thành dày thì cốc hay bị nứt? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:

A. Do sự dãn nở vì nhiệt của thủy tinh.

B. Do thủy tinh dãn nở vì nhiệt không đều.

C. Do lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước nóng trước, nóng lên, nở ra còn lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và nở ra nên cốc bị nứt.

D. Do thủy tinh không chịu được nhiệt độ cao.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt.

Vì khi rót vào cốc thủy tinh dày sẽ tạo nên sự dãn nở không đồng đều, thành bên trong cốc thủy tinh sẽ dãn nhanh hơn lớp ngoài cùng nên sẽ tạo ra sự rạn nứt.

Đáp án C

21b

Advertisements (Quảng cáo)

Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray?

A. Không thể hàn thanh ray được.

B. Để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.

C. Khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể dài ra.

D. Chiều dài của thanh ray không đủ.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt.

Người ta làm như vậy là vì nếu chỗ tiếp nối giữa hai đầu thanh ray không có khoảng cách thì khi trời nóng, các thanh ray nở ra sẽ đẩy nhau và làm cong đường ray, dẫn đến tai nạn khi xe lửa chạy qua.

Do đó chỗ tiếp nối giữa hai thanh ray phải có khoảng cách để các thanh ray khi nở ra vì nhiệt sẽ không tác động lực lên nhau và đường ray sẽ không bị cong.

=> Đáp án C

();
}
}
});