22.1
22.2
22.3
22.7
1. Bài tập trong SBT
22.1
Nhiệt kế nào dưới đây có thể đùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?
A. Nhiệt kế rượu.
B. Nhiệt kế y tế.
C. Nhiệt kế thủy ngân.
D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các loại nhiệt kế khác nhau.
Nhiệt kế thủy ngân là nhiệt kế có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy vì ở nhiệt độ nóng chảy của băng phiến thì thủy ngân vẫn ở thể lỏng.
Đáp án C
22.2
Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:
A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100°C.
B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100°C.
C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100°C.
D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0°C.
Phương pháp giải:
Nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100°C (Bài này nêu ra sau khi học bài sự sôi).
Đáp án B
22.3
Khi nhiệt kế thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh.
Advertisements (Quảng cáo)
Phương pháp giải:
Vận dụng sự giãn nở vì nhiệt của rượu và thủy ngân.
Thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh là do thủy ngân, rượu nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh
22.7
Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng. Phải dùng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của:
a) Bàn là. b) Cơ thể người.
c) Nước sôi. d) Không khí trong phòng.
Loại nhiệt kế |
Thang nhiệt độ |
Thủy ngân Rượu Kim loại Ytế |
Từ -10°C đến 110°C Từ -30°C đến 60°C Từ 0°C đến 400°C Từ 34°C đến 42°C |
Phương pháp giải:
Dựa vào thang đo nhiệt độ và nhiệt độ vật cần đo để chọn loại nhiệt kế tương ứng.
a) Bàn là ⟹ Nhiệt kế kim loại;
b) Cơ thể người ⟹ Nhiệt kế y tế;
c) Nước sôi ⟹ Nhiệt kế thủy ngân;
d) Không khí trong phòng ⟹ Nhiệt kế rượu.
();
}
}
});