Trang chủ Lớp 6 Vở bài tập Vật lí 6 (sách cũ) Câu 26 – 27.3, 26 – 27.4, 26 – 27.5 phần bài...

Câu 26 - 27.3, 26 - 27.4, 26 - 27.5 phần bài tập trong SBT trang 94 Vở BT Vật lý 6: 26 - 27.3...

Câu 26 - 27.3, 26 - 27.4, 26 - 27.5 phần bài tập trong SBT – Trang 94 Vở bài tập Vật lí 6. Bài 27. Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)


26 - 27.3
26 - 27.4
26 - 27.5

1. Bài tập trong SBT

26 - 27.3

Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Sương đọng trên lá cây             B. Sương mù.

C. Hơi nước.                                   D. Mây.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của sự ngưng tụ.

Sự biến đổi của một chất từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

Sự tạo thành hơi nước không phải là sự ngưng tụ.

Đáp án C

26 - 27.4

Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?

Phương pháp giải:

Advertisements (Quảng cáo)

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của sự ngưng tụ.

Sự biến đổi của một chất từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

Vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi vì: Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương.

Sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại vì: Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng.

26 - 27.5

Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của sự ngưng tụ.

Sự biến đổi của một chất từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

Sương mù thường có vào mùa lạnh.

Khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan, vì ánh nắng mặt trời làm nhiệt độ tăng vì thế làm cho tốc độ bay hơi tăng.

();
}
}
});

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Vở bài tập Vật lí 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)