Trang chủ Lớp 6 Vở bài tập Vật lí 6 (sách cũ) Câu 27a, 27b, 27c phần bài tập tương tự trang 95 Vở...

Câu 27a, 27b, 27c phần bài tập tương tự trang 95 Vở bài tập Vật lý 6: 27a...

Câu 27a, 27b, 27c phần bài tập tương tự – Trang 95 Vở bài tập Vật lí 6. Lời giải chi tiết Bài 27. Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)


27a
27b
27c

2. Bài tập tương tự

27a

Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Sự tạo thành giọt sương trên lá cây.

B. Sự tạo thành nước mưa.

C. Sự tạo thành lớp khói trắng ở vòi ấm khi đun nước.

D. Sự tạo thành hơi nước.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của sự ngưng tụ.

Sự biến đổi của một chất từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

Vì sự tạo thành hơi nước là bay hơi chứ không liên quan đến sự ngưng tụ.

Đáp án D

27b

 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Quần áo khô đi khi phơi nắng.

Advertisements (Quảng cáo)

B. Nước đựng trong chum cạn dần.

C. Sự tạo thành lớp khói trắng ở vòi ấm khi đun nước.

D. Cả ba hiện tượng trên.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của sự ngưng tụ.

Sự biến đổi của một chất từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

Sự tạo thành lớp khói trắng ở vòi ấm khi đun nước là sự ngưng tự của hơi nước khi gặp nhiệt độ môi trường bên ngoài ấm.

Đáp án C

27c

Tại sao nước đựng trong chai nút kín lại không bị cạn?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của sự ngưng tụ.

Sự biến đổi của một chất từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

Nước đựng trong chai nút kín không cạn vì nước đựng trong chai cũng đồng thời xảy ra 2 quá trình bay hơi và ngưng tụ nhưng nước trong chai đậy kín có bao nhiêu nước bay hơi thì cũng có bấy nhiêu nước ngưng tụ lại nên lượng nước sẽ không giảm.

();
}
}
});

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Vở bài tập Vật lí 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)