Trang chủ Lớp 8 SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo Bài 1 trang 70 Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo:...

Bài 1 trang 70 Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo: Tam giác \(AFE\) và \(MNG\) ở Hình 14 có đồng dạng với nhau không? Vì sao?...

Trả lời bài 1 trang 70 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo Bài 2. Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác. Tam giác \(AFE\) và \(MNG\) ở Hình 14 có đồng dạng với nhau không? Vì sao?

Question - Câu hỏi/Đề bài

a) Tam giác \(AFE\) và \(MNG\) ở Hình 14 có đồng dạng với nhau không? Vì sao?

b) Biết tam giác \(AFE\) có chu vi bằng 15 cm. Tính chu vi tam giác MNG.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Nếu ba cạnh của tam giác này tỉ lệ với ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng.

- Nếu tam giác \(ABC\) đồng dạng với tam giác \(A’B’C’\) theo tỉ số \(k\) thì tỉ số chu vi của hai tam giác đó cũng bằng \(k\).

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Ta có:

Advertisements (Quảng cáo)

\(\frac{{AF}}{{MN}} = \frac{b}{{3b}} = \frac{1}{3};\frac{{AE}}{{MG}} = \frac{c}{{3c}} = \frac{1}{3};\frac{{EF}}{{NG}} = \frac{a}{{3a}} = \frac{1}{3}\)

Xét tam giác \(AFE\) và tam giác \(MNG\) có:

\(\frac{{AF}}{{MN}} = \frac{1}{3};\frac{{AE}}{{MG}} = \frac{1}{3};\frac{{EF}}{{NG}} = \frac{1}{3} \Rightarrow \frac{{AF}}{{MN}} = \frac{{AE}}{{MG}} = \frac{{EF}}{{NG}}\)

Do đó, \(\Delta AFE\backsim\Delta MNG\) (c.c.c)

b) Tỉ số đồng dạng của tam giác \(AFE\) và tam giác \(MNG\) là \(\frac{1}{3}\).

Do đó, tỉ số chu vi của của tam giác \(AFE\) và tam giác \(MNG\) là \(\frac{1}{3}\) (tính chất)

Do đó, chu vi tam giác \(MNG\) là: \(15.3 = 45cm\)

Vậy chu vi tam giác \(MNG\) là 45 cm.

Advertisements (Quảng cáo)