Hoạt động 3
Đường chéo AC chia tứ giác ABCD thành hai tam giác ACB và ACD (Hình 7). Tính tổng các góc của tam giác ACB và tam giác ACD. Từ đó, ta có nhận xét gì về tổng các góc của tứ giác ABCD .
Sử dụng tính chất: Tổng ba góc trong một tam giác bằng 180∘
Xét ΔABC ta có:
ˆB+^BAC+^BCA=180∘ (tính chất tổng ba góc trong tam giác)
Xét ΔDAC ta có:
ˆD+^DAC+^DCA=180∘
Ta có:
ˆB+^BAC+^BCA+ˆD+^DAC+^DCA=180∘+180∘
ˆB+ˆD+(^BAC+^DAC)+(^BCA+^DCA)=360∘
ˆB+ˆD+^BAD+^BCD=360∘
Vậy tổng các góc của tứ giác ABCD bằng 360∘
Thực hành 2
Tìm x trong mỗi tứ giác sau:
Sử dụng tính chất: Tổng các góc trong một tứ giác bằng 360∘
Do tổng số đo bốn góc của một tứ giác bằng 360∘ nên ta có:
a) Trong tứ giác PQRS:
x+2x=360∘−(80∘+70∘)=210∘
3x=210∘
Advertisements (Quảng cáo)
x=70∘
b) Trong tứ giác ABCD:
x=360∘−(90∘+100∘+95∘)
x=50∘
c) Trong tứ giác EFGH:
x=360∘−(99∘+90∘+90∘)
x=81∘
Vận dụng 2
Phần thân của cái diều ở Hình 10a được vẽ lại như Hình 10b. Tìm số đo các góc chưa biết trong hình.
Sử dụng tính chất: Tổng các góc trong một tứ giác bằng 360∘
Do tổng số đo bốn góc của một tứ giác bằng 360∘ nên ta có:
ˆA+ˆB+ˆC+ˆD=360∘
130∘+ˆB+60∘+ˆD=360∘
ˆB+ˆD=170∘ (1)
Xét ΔABC và ΔADC ta có:
AB=AD (gt)
BC=DC (gt)
AC chung
⇒ΔABC=ΔADC (c-c-c)
⇒ˆB=ˆD (hai góc tương ứng) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: ˆB=ˆD=170∘2=85∘