Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của các lăng trụ đứng sau:
a) Hình đã cho là lăng trụ đứng: đáy là hình thang, chiều cao của lăng trụ là 6cm
Diện tích một đáy lăng trụ là: \({S_d} = {1 \over 2}.4.(5 + 9) = 28(c{m^2})\)
Diện tích xung quanh lăng trụ là: \({S_{xq}} = 2p.h = (5 + 7 + 9 + 8).6 = 174(c{m^2})\)
Diện tích toàn phần lăng trụ là: \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2{S_d} = 174 + 2.28 = 230(c{m^2})\)
b) Hình đã cho là lăng trụ đứng: đáy là hình bình hành, chiều cao của lăng trụ là 2cm
Diện tích một đáy lăng trụ là: \({S_d} = 13.6 = 78(c{m^2})\)
Diện tích xung quanh lăng trụ là: \({S_{xq}} = 2p.h = 2.(7 + 13).2 = 80(c{m^2})\)
Advertisements (Quảng cáo)
Diện tích toàn phần lăng trụ là: \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2{S_d} = 80 + 2.78 = 236(c{m^2})\)
c) Hình đã cho là lăng trụ đứng: đáy là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 9m và 12m, chiều cao của lăng trụ là 6cm
Diện tích một đáy lăng trụ là: \({S_d} = {1 \over 2}.9.12 = 54({m^2})\)
Diện tích xung quanh lăng trụ là: \({S_{xq}} = 2p.h = (9 + 12 + 15).6 = 216({m^2})\)
Diện tích toàn phần lăng trụ là: \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2{S_d} = 216 + 2.54 = 324({m^2})\)
d) Hình đã cho là lăng trụ đứng có đáy là tam giác cân có cạnh đáy là 10mm, chiều cao của lăng trụ là 15mm
Diện tích một mặt đáy lăng trụ là: \({S_d} = {1 \over 2}.12.10 = 60(m{m^2})\)
Diện tích xung quanh lăng trụ là: \({S_{xq}} = 2p.h = (13 + 13 + 10).15 = 540(m{m^2})\)
Diện tích toàn phần lăng trụ là: \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2{S_d} = 540 + 2.60 = 660(m{m^2})\)