Trang chủ Lớp 9 SBT Toán lớp 9 Câu 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 trang 58, 59 SBT Toán 9 tập...

Câu 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 trang 58, 59 SBT Toán 9 tập 2: Hãy lập một phương trình bậc hai có hai...

Hãy lập một phương trình bậc hai có hai nghiệm.. Câu 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 trang 58, 59 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2 – Bài 6: Hệ thức Vi-ét và ứng dụng

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 6.1 trang 58 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2

Giả sử x1, x2 là hai nghiệm của phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0).\)

Điều nào sau đây đúng?

A) \({x_1} + {x_2} = {b \over a},{x_1}{x_2} = {c \over a}\)

B) \({x_1} + {x_2} =  – {b \over a},{x_1}{x_2} =  – {c \over a}\)

C) \({x_1} + {x_2} = {b \over a},{x_1}{x_2} =  – {c \over a}\)

D) \({x_1} + {x_2} =  – {b \over a},{x_1}{x_2} = {c \over a}\)

x1, x2 là nghiệm của phương trình: \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\)

Chọn D \({x_1} + {x_2} =  – {b \over a},{x_1}{x_2} = {c \over a}\)

Câu 6.2 trang 58 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2

Giả sử x1, x2 la hai nghiệm của phương trình \({x^2} + px + q = 0.\) Hãy lập một phương trình bậc hai có hai nghiệm x1 + x2, x1x2.

Giả sử x1, x2 là nghiệm của phương trình: \({x^2} + px + q = 0\)

Theo hệ thức Vi-ét ta có: \({x_1} + {x_2} =  – {p \over 1} =  – p;{x_1}{x_2} = {q \over 1} = q\)

Phương trình có hai nghiệm là \({x_1} + {x_2}\) và \({x_1}{x_2}\) tức là phương trình có hai nghiệm là –p và q.

Hai số -p và q là nghiệm của phương trình.

\(\eqalign{
& \left( {x + p} \right)\left( {x – q} \right) = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^2} – qx + px – pq = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^2} + \left( {q – p} \right)x – pq = 0 \cr} \)

Phương trình cần tìm: \({x^2} + \left( {p – q} \right)x – pq = 0\)

Câu 6.3 trang 58 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2

Dùng định lí Vi-ét, hãy chứng tỏ rằng nếu tam thức \(a{x^2} + bx + c\) có hai nghiệm x1 và x2 thì nó phân tích được thành

\(a{x^2} + bx + c = a\left( {x – {x_1}} \right)\left( {x – {x_2}} \right)\)

Áp dụng:

Phân tích các tam thức sau thành tích:

a) \({x^2} – 11x + 30\)

b) \(3{x^2} + 14x + 8\)

c) \(5{x^2} + 8x – 4\)

d) \({x^2} – \left( {1 + 2\sqrt 3 } \right)x – 3 + \sqrt 3 \)

a) Tam thức bậc hai: \(a{x^2} + bx + c\) có hai nghiệm x1, x2 nên phương trình: \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\) có hai nghiệm x1, x2

Theo hệ thức Vi-ét ta có:

\(\eqalign{
& {x_1} + {x_2} = – {b \over a};{x_1}{x_2} = {c \over a}(1) \cr
& a{x^2} + bx + c = a\left( {{x^2} + {b \over a}x + {c \over a}} \right)(2) \cr} \)

Từ (1) và (2) suy ra:

\(\eqalign{
& a{x^2} + bx + c = a\left[ {{x^2} – \left( {{x_1} + {x_2}} \right)x + {x_1}{x_2}} \right] \cr
& = a\left[ {{x^2} – {x_1}x – {x_2}x + {x_1}{x_2}} \right] \cr
& = a\left[ {x\left( {x – {x_1}} \right) – {x_2}\left( {x – {x_1}} \right)} \right] \cr
& = a\left( {x – {x_1}} \right)\left( {x – {x_2}} \right) \cr} \)

Áp dụng

a) 

Advertisements (Quảng cáo)

\(\eqalign{
& {x^2} – 11x + 30 = x \cr
& \Delta = {\left( { – 11} \right)^2} – 4.1.30 = 121 – 120 = 1 > 0 \cr
& \sqrt \Delta = \sqrt 1 = 1 \cr
& {x_1} = {{11 + 1} \over {2.1}} = 6 \cr
& {x_2} = {{11 – 1} \over {2.1}} = 5 \cr} \)

Ta có: \({x^2} – 11x + 30 = \left( {x – 6} \right)\left( {x + 5} \right)\)

b)

\(\eqalign{
& 3{x^2} + 14x + 8 = 0 \cr
& \Delta ‘ = {7^2} – 3.8 = 49 – 24 = 25 > 0 \cr
& \sqrt {\Delta ‘} = \sqrt {25} = 5 \cr
& {x_1} = {{ – 7 + 5} \over 3} = – {2 \over 3} \cr
& {x_2} = {{ – 7 – 5} \over 3} = – 4 \cr
& 3{x^2} + 14x + 8 = 3\left( {x + {2 \over 3}} \right)\left( {x + 4} \right) = \left( {3x + 2} \right)\left( {x + 4} \right) \cr} \)

c)

\(\eqalign{
& 5{x^2} + 8x – 4 = 0 \cr
& \Delta ‘ = {4^2} – 5.\left( { – 4} \right) = 16 + 20 = 36 > 0 \cr
& \sqrt {\Delta ‘} = \sqrt {36} = 6 \cr
& {x_1} = {{ – 4 – 6} \over 5} = – 2 \cr
& {x_2} = {{ – 4 + 6} \over 5} = {2 \over 5} \cr
& \Rightarrow 5{x^2} + 8x – 4 = 5\left( {x – {2 \over 5}} \right)\left( {x + 2} \right) = \left( {5x – 2} \right)\left( {x + 2} \right) \cr} \)

d)

\(\eqalign{
& {x^2} – \left( {1 + 2\sqrt 3 } \right)x – 3 + \sqrt 3 = 0 \cr
& \Delta = {\left[ { – \left( {1 + 2\sqrt 3 } \right)} \right]^2} – 4.1.\left( { – 3 + \sqrt 3 } \right) \cr
& = 1 + 4\sqrt 3 + 12 + 12 – 4\sqrt 3 = 25 > 0 \cr
& \sqrt \Delta = \sqrt {25} = 5 \cr
& {x_1} = {{1 + 2\sqrt 3 + 5} \over {2.1}} = 3 + \sqrt 3 \cr
& {x_2} = {{1 + 2\sqrt 3 – 5} \over {2.1}} = \sqrt 3 – 2 \cr
& {x^2} – \left( {1 + 2\sqrt 3 } \right)x – 3 + \sqrt 3 = \left[ {x – \left( {3 + \sqrt 3 } \right)} \right]\left[ {x – \left( {\sqrt 3 – 2} \right)} \right] \cr
& = \left( {x – 3 – \sqrt 3 } \right)\left( {x – \sqrt 3 + 2} \right) \cr} \)

Câu 6.4 trang 59 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2

Cho phương trình

\(\left( {2m – 1} \right){x^2} – 2\left( {m + 4} \right)x + 5m + 2 = 0(m \ne {1 \over 2}).\)

a) Tìm giá trị của m để phương trình có nghiệm.

b) Khi phương trình có nghiệm x1, x2, hãy tính tổng S và tích P của hai nghiệm theo m.

c) Tìm hệ thức giữa S và P sao cho trong hệ thức này không có m.

Phương trình: \(\left( {2m – 1} \right){x^2} – 2\left( {m + 4} \right)x + 5m + 2 = 0(m \ne {1 \over 2})\)             (1)

a) Phương trình có nghiệm khi và chỉ khi \(\sqrt {\Delta ‘}  \ge 0\)

\(\eqalign{
& \Delta ‘ = {\left[ { – \left( {m + 4} \right)} \right]^2} – \left( {2m – 1} \right)\left( {5m + 2} \right) \cr
& = {m^2} + 8m + 16 – 10{m^2} – 4m + 5m + 2 \cr
& = – 9m + 9m + 18 \cr
& = – 9m\left( {{m^2} – m – 2} \right) \cr
& = – 9\left( {m – 2} \right)\left( {m + 1} \right) \cr
& \Delta ‘ \ge 0 \Rightarrow – 9\left( {m – 2} \right)\left( {m + 1} \right) \ge 0 \Leftrightarrow \left( {m – 2} \right)\left( {m + 1} \right) \le 0 \cr} \)

\( \Rightarrow \left\{ {\matrix{
{m – 2 \ge 0} \cr
{m + 1 \le 0} \cr} } \right.\)  hoặc

\(\left\{ {\matrix{
{m – 2 \le 0} \cr
{m + 1 \ge 0} \cr} } \right.\)

\(\left\{ {\matrix{
{m – 2 \ge 0} \cr
{m + 1 \le 0} \cr
} \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{m \ge 2} \cr 
{m \le – 1} \cr} } \right.} \right.\)

vô nghiệm

\(\left\{ {\matrix{
{m – 2 \le 0} \cr
{m + 1 \ge 0} \cr
} \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{m \le 2} \cr 
{m \ge – 1} \cr} \Leftrightarrow – 1 \le m \le 2} \right.} \right.\)

 Vậy với -1 ≤ m ≤ 2 thì phương trình (1) có nghiệm.

b) Phương trình có hai nghiệm x1, x2. Theo hệ thức Vi-ét ta có:

\({x_1} + {x_2} = {{2\left( {m + 4} \right)} \over {2m – 1}};{x_1}{x_2} = {{5m + 2} \over {2m – 1}}\)

c) Đặt \({x_1} + {x_2} = S;{x_1}{x_2} = P\)

\(S = {{2m + 8} \over {2m – 1}} \Leftrightarrow 2mS – S = 2m + 8 \Leftrightarrow 2m\left( {S – 1} \right) = S + 8\)

Ta có:

\(\eqalign{
& 2m + 8 \ne 2m – 1 \Rightarrow S \ne 1 \cr
& \Rightarrow m = {{S + 8} \over {2\left( {S – 1} \right)}} \cr} \)

Thay vào biểu thức P ta có:

\(\eqalign{
& P = {{5.{{S + 8} \over {2\left( {S – 1} \right)}} + 2} \over {2.{{S + 8} \over {2\left( {S – 1} \right)}} – 1}} = {{5S + 40 + 4S – 4} \over {2S + 16 – 2S + 2}} = {{9S + 36} \over {18}} = {{S + 4} \over 2} \cr
& \Rightarrow 2P = S + 4 \Rightarrow 2P – S = 4 \cr
& \Rightarrow 2{x_1}{x_2} – \left( {{x_1} + {x_2}} \right) = 4 \cr} \)

Biểu thức không phụ thuộc vào m