Cho đường tròn (O ; R) đường kính AB. Vẽ dây AC sao cho AC = R.
a) Chứng minh rằng góc ACB bằng 90o, suy ra độ dài BC.
b) Gọi I là trung điểm của dây AC. OI cắt tiếp tuyến Ax của đường tròn (O) tại M. Chứng minh rằng OM là phân giác góc COA và MC là tiếp tuyến của đường tròn (O).
c) MC cắt tiếp tuyến By của đường tròn (O) tại N. Chứng minh rằng : MN = AM + BN và số đo góc MON bằng 90o.
a) Sử dụng định lí đường trung tuyến trong tam giác vuông, áp dụng định lí Pytago.
b) Sử dụng quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung và tính chất của tam giác cân. Chứng minh ∠OCM=900.
c) Áp dụng tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau và mối quan hệ giữa tia phân giác của 2 góc kề bù.
a) Ta có: OC=OA=OB=12AB⇒ΔABC vuông tại C (Định lí đường trung tuyến trong tam giác vuông)
⇒∠ACB=900.
Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông ABC ta có:
BC2=AB2−AC2=(2R)2−R2=3R2
Advertisements (Quảng cáo)
⇔BC=R√3.
b) Vì I là trung điểm của AC⇒OI⊥AC (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung).
Xét ΔOAC có OI là trung tuyến đồng thời là đường cao ⇒ΔOAC cân tại O⇒OI là phân giác của ∠AOC hay OM là phân giác của ∠AOC.
Ta có OM là trung trực của AC (Trong tam giác cân, đường cao đồng thời là trung trực).
Vì M thuộc trung trực của AC nên MA=MC⇒ΔMAC cân tại M.
⇒∠MAC=∠MCA(1)
ΔOAC cân tại O⇒∠OAC=∠OCA (2)
Từ (1) và (2) ⇒∠MCA+∠OCA=∠MAC+∠OAC
⇒∠OCM=∠OAM=900.
⇒MC⊥OC tại C. Mà OC là bán kính của (O).
Vậy MC là tiếp tuyến của (O).
c) Áp dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta có:
{MC=MANC=NB
⇒MN=MC+NC=AM+BN
Ta có : OM là tia phân giác của ∠AOC, ON là tia phân giác của ∠BOC (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau).
Mà ∠AOC và ∠BOC là hai góc kề bù ⇒OM⊥ON⇒∠MON=900.
Baitapsgk.com