Cho đường tròn (O ; 5 cm). Từ một điểm M ở ngoài (O), vẽ hai tiếp tuyến MA và MB sao cho MA⊥MB tại M.
a) Tính MA và MB.
b) Qua giao điểm I của đoạn MO và đường tròn (O), vẽ một tiếp tuyến với (O) cắt OA, OB tại C và D. Tính CD.
a) Chứng minh tứ giác OAMB là hình vuông.
b) Chứng minh tam giác OCD cân tại O, suy ra I là trung điểm của CD. Sử dụng các giá trị lượng giác trong tam giác vuông tính IC, từ đó tính CD.
Advertisements (Quảng cáo)
a) Ta có MA, MB là tiếp tuyến của (O)⇒{AM⊥OA⇒∠OAM=900BM⊥OB⇒∠OBM=900
Xét tứ giác OAMB có ∠OAM=∠OBM=∠AMB=900
⇒ Tứ giác OAMB là hình chữ nhật (Tứ giác có 3 góc vuông). Lại có OA=OB=R⇒OAMB là hình vuông (Hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau).
⇒MA=MB=OA=OB=5 (cm).
b) Do OAMB là hình vuông (cmt) nên OI là phân giác của ∠AOB.
Xét ΔOCD có OI là phân giác đồng thời là đường cao ⇒ΔOCD cân tại O.
⇒ Đường cao OI đồng thời là đường trung tuyến ⇒I là trung điểm của CD⇒CD=2IC.
Ta có ∠COI=12∠COD=12.900=450
Xét tam giác vuông OCI có: IC=OI.tan450=5(cm).
⇒CD=2IC=2.5=10(cm).
Baitapsgk.com