Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A. BC là tiếp tuyến chung ngoài, \(\left( {B \in \left( O \right),C \in \left( {O’} \right)} \right)\). Tiếp tuyến chung trong tại A cắt BC tại M. Gọi E là giao điểm của OM và AB, F là giao điểm của O’M và AC. Chứng minh rằng :
a) Tứ giác AEMF là hình chữ nhật.
b) OO’ là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BC.
a) Chứng minh tứ giác \(AEMF\) có \(\angle AEM = \angle AFM = \angle EMF = {90^0}\).
b) Chứng minh \(A\) thuộc đường tròn đường kính \(BC\), chứng minh \(MA \bot OO’\).
a) Áp dụng tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau ta có:
\(MO\) là tia phân giác của \(\angle AMB\) ;
\(MO’\) là tia phân giác của \(\angle AMC\).
Advertisements (Quảng cáo)
Mà \(\angle AMB\) và \(\angle AMC\) là 2 góc kề bù \( \Rightarrow MO \bot MO’\) \( \Rightarrow \angle OMO’ = {90^0}\) \( \Rightarrow \angle EMF = {90^0}\).
Ta có : \(OA = OB \Rightarrow O\) thuộc trung trực của \(AB\) ;
\(MA = MB\) (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau) \( \Rightarrow M\) thuộc trung trực của \(AB\).
\( \Rightarrow OM\) là trung trực của \(AB \Rightarrow OM \bot AB\)
\( \Rightarrow \angle AEM = {90^0}\).
Hoàn toàn tương tự ta chứng minh được \(O’M\) là trung trực của \(AC \Rightarrow O’M \bot AC\)
\( \Rightarrow \angle AFM = {90^0}\).
Xét tứ giác \(AEMF\) có : \(\angle AEM = \angle AFM = \angle EMF = {90^0} \) \(\Rightarrow \) \(AEMF\) là hình chữ nhật (Tứ giác có 3 góc vuông).
b) Áp dụng tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}MA = MB\\MA = MC\end{array} \right. \Rightarrow MB = MC \) \(\Rightarrow M\) là trung điểm của \(BC\).
\( \Rightarrow M\) là tâm đường tròn đường kính \(BC\).
Ta có : \(MA = MB = MC = \dfrac{1}{2}BC\) \( \Rightarrow \Delta ABC\) vuông tại \(A \Rightarrow \angle BAC = {90^0} \Rightarrow A\) thuộc đường tròn đường kính \(BC\) . Mà \(MA \bot OO’\,\,\left( {gt} \right) \Rightarrow OO’\) vuông góc với bán kính \(MA\) của đường tròn đường kính \(BC\) tại \(A\).
Vậy \(OO’\) là tiếp tuyến của đường tròn đường kính \(BC\).
Baitapsgk.com