Trang chủ Lớp 9 Tài liệu Dạy - học Toán 9 Bài 22 trang 141 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập...

Bài 22 trang 141 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2: Cho phương trình...

Ôn tập cuối năm – Đại số 9 – Bài 22 trang 141 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2. Giải bài tập Cho phương trình

Advertisements (Quảng cáo)

Cho phương trình \({x^2} – 2(m – 1)x + 2m – 5 = 0\)  (1) với x là ẩn số.

a) Chứng minh rằng phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.

b) Tìm điều kiện của m để phương trình có hai nghiệm trái dấu.

c) Tìm GTLN của \(A = 4{x_1}{x_2} – x_1^2 – x_2^2\) .

a) Chứng minh \(\Delta ‘ > 0\,\,\forall m\).

b) Tìm điều kiện để \(ac < 0\).

c) Áp dụng định lí Vi-ét, biểu diễn biểu thức A theo m, đưa biểu thức A về dạng \(A =  – {f^2}\left( m \right) + k\), khi đó \(A \le k\,\,\forall m \Rightarrow {A_{\max }} = k\).

a) Ta có: \(\Delta ‘ = {\left( {m – 1} \right)^2} – 1\left( {2m – 5} \right) \)\(\,= {m^2} – 2m + 1 – 2m + 5 \)\(\,= {m^2} – 4m + 6\)

\( \Rightarrow \Delta ‘ = {m^2} – 4m + 4 + 2 \)\(\,= {\left( {m – 2} \right)^2} + 2\).

Ta có: \({\left( {m – 2} \right)^2} \ge 0\,\,\forall m\)

\(\Rightarrow {\left( {m – 2} \right)^2} + 2 \ge 2 > 0\,\,\forall m\)

\(\Rightarrow \Delta ‘ > 0\,\,\forall m\).

Vậy phương trình đã cho luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.

Advertisements (Quảng cáo)

b) Phương trình có 2 nghiệm trái dấu

\( \Leftrightarrow ac < 0 \Leftrightarrow 1\left( {2m – 5} \right) < 0\)

\(\Leftrightarrow 2m < 5 \Leftrightarrow m < \dfrac{5}{2}\).

c) Gọi \({x_1};{x_2}\) là 2 nghiệm phân biệt của phương trình.

Áp dụng định lí Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2\left( {m – 1} \right)\\{x_1}{x_2} = 2m – 5\end{array} \right.\).

Ta có:

\(A = 4{x_1}{x_2} – x_1^2 – x_2^2 \)

\(\;\;\;= 4{x_1}{x_2} – \left( {x_1^2 + x_2^2} \right)\)

\(\;\;\;= 6{x_1}{x_2} – \left( {x_1^2 + 2{x_1}{x_2} + x_2^2} \right) \)

\(\;\;\;= 6{x_1}{x_2} – {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow A = 6\left( {2m – 5} \right) – 4{\left( {m – 1} \right)^2}\\\,\,\,\,\,\,A = 12m – 30 – 4{m^2} + 8m – 4\\\,\,\,\,\,\,A =  – 4{m^2} + 20m – 34\\\,\,\,\,\,\,A =  – \left( {4{m^2} – 20m} \right) – 34\\\,\,\,\,\,\,A =  – \left[ {{{\left( {2m} \right)}^2} – 2.2m.5 + {5^2}} \right] + {5^2} – 34\\\,\,\,\,\,\,A =  – {\left( {2m – 5} \right)^2} – 9\end{array}\)

Ta có \({\left( {2m – 5} \right)^2} \ge 0 \Rightarrow  – {\left( {2m – 5} \right)^2} \le 0\) \( \Rightarrow  – {\left( {2m – 5} \right)^2} – 9 \le  – 9\)

\( \Rightarrow A \le  – 9 \Rightarrow {A_{\max }} =  – 9\).

Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow 2m – 5 = 0 \Leftrightarrow m = \dfrac{5}{2}\).

 Baitapsgk.com