Từ điểm M ở ngoài đường tròn (O ; R) vẽ tiếp tuyến MA, MB và cát tuyến MEF với (O) (A và B là hai tiếp điểm ; ME < MF ; tia MF nằm giữa hai tia MA, MO).
a) Chứng minh rằng OM là trung trực của AB.
b) Gọi I là trung điểm của EF. Đường thẳng MA cắt đường thẳng OI tại D ; OA cắt MI tại K. Chứng minh rằng DK⊥MO.
c) Gọi H là giao điểm của AB với MI. Tính đoạn HI khi tam giác MAB đều và OI=R2.
a) Sử dụng tính chất : Điểm cách đều 2 đầu mút của đoạn thẳng thì thuộc trung trực của đoạn thẳng đó.
b) Chứng minh K là trực tâm của tam giác ODM.
c) Tính OG, chứng minh ΔOHI=ΔOHG⇒HI=HG.
Chứng minh ⇒ΔMGH∼ΔMIO(g.g), suy ra tỉ số đồng dạng, sử dụng định lí Pytago và các hệ thức lượng trong tam giác vuông tính OM, MG, từ đó tính HG và suy ra HI.
a) Ta có : MA=MB (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau) ⇒M thuộc trung trực của AB.
OA=OB=R⇒O thuộc trung trực của AB .
⇒OM là trung trực của AB.
b) Vì I là trung điểm của EF ⇒OI⊥EF (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung)
Xét tam giác ODM có :
{MI⊥ODOA⊥MDOA∩MI=K ⇒K là trực tâm của ΔODM⇒DK⊥OM.
Advertisements (Quảng cáo)
c) Gọi G=OM∩AB ⇒G là trung điểm của AB.
Do ΔMAB đều ⇒ trung tuyến MG đồng thời là phân giác ⇒∠AMG=12∠AMB=12.600=300.
⇒∠AOM=600 ⇒OG=OA.cos600=R2=OI.
Xét tam giác vuông OHI và tam giác vuông OHG có :
OHchungOI=OG(cmt)
⇒ΔOHI=ΔOGI (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
⇒HI=HG (2 cạnh tương ứng).
Xét tam giác vuông OAM có : sin300=OAOM ⇒OM=OAsin300=R12=2R
Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông OAM có AM=√OM2−OA2=√(2R)2−R2=R√3
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông OAM có : MA2=MO.MG
⇒MG=MA2MO=3R22R=3R2.
Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông OIM có IM2=OM2−OI2=(2R)2−(R2)2=15R4
⇒IM=R√152
Xét tam giác vuông MGH và tam giác vuông MOI ta có :
∠OMI chung ;
∠MGH=∠MIO=900
⇒ΔMGH∼ΔMIO(g.g)⇒HGOI=MGMI⇒HG=OI.MGMI=R2.3R2R√152=R√1510
Vậy HI=R√1510.
Baitapsgk.com