Cho đường tròn (O) đường kính AB = 2R. Vẽ dây DE vuông góc với AO tại I là trung điểm của AO.
a) Chứng minh rằng tam giác ADB vuông. Tính AD, DB theo R.
b) Tiếp tuyến với đường tròn (O) tại D cắt đường thẳng AB tại M. Chứng minh rằng ME là tiếp tuyến của đường tròn (O).
c) Chứng minh rằng : MA.MB = MI.MO.
d) Trên đường tròn (O) lấy điểm N ( N nằm trên nửa mặt phẳng bờ DE chứa điểm A và N≠A). Tiếp tuyến với (O) tại N cắt MD ở P và cắt ME ở Q. Trường hợp cho ^DME=60o, tính theo R chu vi tam giác MPQ.
a) Sử dụng tính chất : góc có đỉnh nằm trên đường tròn và chắn nửa đường tròn là góc vuông.
b) Chứng minh ∠MEO=900.
c) Sử dụng các tam giác đồng dạng.
d) Sử dụng tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau, chứng minh CΔMPQ=4DI. Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông tính DI.
a) Ta có ^ADB chắn nửa đường tròn đường kính AB⇒^ADB=900.
Do đó tam giác ADB vuông tại D.
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ADB có: AD2=AB.AI=2R.R2=R2 ⇔AD=R.
Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông ADB có:
DB2=AB2−AD2=(2R)2−R2=3R2 ⇒DB=R√3.
b) Xét tam giác vuông ODI và tam giác vuông OEI có:
OIchung
ID=IE (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung)
Advertisements (Quảng cáo)
⇒ΔODI=ΔOEI (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
⇒∠DOI=∠EOI hay ∠MOD=∠MOE.
Xét ΔOMD và ΔOME có :
OMchung;∠MOD=∠MOE(cmt)OD=OE=R⇒ΔOMD=ΔOME(c.g.c)⇒∠MEO=∠MDO=900
Mà OE là bán kính của (O)⇒ME là tiếp tuyến của (O) tại E.
c) Ta có : ∠ADM+∠ADO=∠MDO=900
OA=OD=AD=R⇒ΔOAD đều ⇒∠ODA=∠OAD=600
Xét tam giác vuông ABD có : ∠OAD+∠ABD=900
⇒∠ADM=∠ABD.
Xét ΔADM và ΔDBM có :
∠BMDchung∠ADM=∠ABD(cmt)⇒ΔADM∼ΔDBM(g.g)⇒MAMD=MDMB⇒MD2=MA.MB(1)
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ODM có : MD2=MI.MO(2)
Từ (1) và (2) ⇒MA.MB=MI.MO.
d) Áp dụng tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau ta có : PD=PN;QE=QN
Ta có : Chu vi tam giác MPQ là:
CΔMPQ=MP+MQ+PQ=MP+MQ+PN+QN=MD+ME.
Mà MD=ME (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau). Lại có ∠DME=600 ⇒ΔMDE đều
⇒MD=ME=DE ⇒CΔMPQ=2DE=4DI.
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ABD ta có :
DI2=AI.BI=R2.3R2=3R24⇒DI=R√32.
Vậy khi ∠DME=600 thì CΔMPQ=4.R√32=2R√3.
Baitapsgk.com