Gọi A và B là hai điểm thuộc đồ thị của hàm số f(x)=(m−1)x+2 và có hoành độ lần lượt là -1 và 3
a. Xác định tọa độ của hai điểm A và B
b. Với điều kiện nào của m thì điểm A nằm ở phía trên trục hoành ?
c. Với điều kiện nào của m thì điểm B nằm ở phía trên trục hoành ?
d. Với điều kiện nào của m thì hai điểm A và B cùng nằm ở phía trên trục hoành? Từ đó hãy trả lời câu hỏi : Với điều kiện nào của m thì f(x)>0 với mọi x thuộc đoạn [−1;3] ?
a. A(−1;−m+3),B(3;3m−1)
Advertisements (Quảng cáo)
b. A nằm ở phía trên trục hoành khi và chỉ khi –m+3>0, tức là m<3
c. B nằm ở phía trên trục hoành khi và chỉ khi 3m–1>0, tức là m>13.
d. Cả hai điểm A và B đều nằm ở phía trên trục hoành khi và chỉ khi các điều kiện nói trong câu b và c đồng thời được thỏa mãn, nghĩa là 13<m<3. Khi đó, toàn bộ đoạn thẳng AB nằm ở phía trên trục hoành. Nói cách khác :
(m−1)x+2>0,∀x∈[−1;3]
⇔13<m<3.