Trang chủ Lớp 10 SBT Toán 10 Nâng cao Câu 6.15 trang 197 Sách BT Đại số 10 Nâng cao: Cặp...

Câu 6.15 trang 197 Sách BT Đại số 10 Nâng cao: Cặp góc hình học ứng với cặp góc lượng giác...

Câu 6.15 trang 197 SBT Đại số 10 Nâng cao. a) Chứng minh rằng nếu sđ \(\left( {Ou,Ov} \right) = \alpha \), sđ \(\left( {Ou’,Ov’} \right) = \beta \) thì các góc hình học \(uOv,u’Ov’\) bằng. Bài 1 + 2. Góc và cung lượng giác. Giá trị lượng giác của góc (cung) lượng giác

Advertisements (Quảng cáo)

a) Chứng minh rằng nếu sđ \(\left( {Ou,Ov} \right) = \alpha \), sđ \(\left( {Ou’,Ov’} \right) = \beta \) thì các góc hình học \(uOv,u’Ov’\) bằng nhau khi và chỉ khi \(\beta  – \alpha  = k2\pi \) hoặc \(\beta  + \alpha  = k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

b) Hỏi trong các cặp góc lượng giác \(\left( {Ou,Ov} \right);\left( {Ou’,Ov’} \right)\) có số đo như sau, cặp nào xác định cặp góc hình học \(uOv,u’Ov’\)bằng nhau?

\(\dfrac{{13\pi }}{6}\) và \(\dfrac{{11\pi }}{6}\); \(\dfrac{{13\pi }}{6}\) và \( – \dfrac{{11\pi }}{6}\); \(\dfrac{{17\pi }}{4}\) và \( – \dfrac{{15\pi }}{4}\); \(\dfrac{{731\pi }}{{30}}\) và \( – \dfrac{{11\pi }}{{30}}\); \(\dfrac{{2003\pi }}{8}\) và \( – \dfrac{{1211\pi }}{8}\).

a) Viết \(\alpha  = {\alpha _0} + {k_0}2\pi , – \pi  < {\alpha _0} \le \pi ,\left( {{k_0} \in Z} \right)\) và

\(\beta  = {\beta _0} + {l_0}2\pi , – \pi  < {\beta _0} \le \pi ,\left( {{l_0} \in Z} \right)\), ta có \(\left| {{\alpha _0}} \right|\) là số đo của \(\widehat {uOv},\left| {{\beta _0}} \right|\) là số đo của \(\widehat {u’Ov’}\). Hai góc hình học bằng nhau khi và chỉ khi

\(\left| {{\alpha _0}} \right| = \left| {{\beta _0}} \right| \Leftrightarrow {\beta _0} = {\alpha _0}\) hoặc \({\alpha _0} =  – {\beta _0}\)

\( \Leftrightarrow \beta  – \alpha  = k2\pi \) hoặc \(\beta  + \alpha  = k2\pi ,\left( {k \in Z} \right)\)

b) Cặp góc hình học ứng với cặp góc lượng giác

• Có số đo \(\dfrac{{13\pi }}{6}\) và \(\dfrac{{11\pi }}{6}\) là bằng mhau \(\left( {\dfrac{{13\pi }}{6} + \dfrac{{11\pi }}{6} = 4\pi } \right)\).

• Có số đo \(\dfrac{{13\pi }}{6}\) và \( – \dfrac{{11\pi }}{6}\) là bằng nhau \(\dfrac{{13\pi }}{6} – \left( { – \dfrac{{11\pi }}{6}} \right) = 4\pi \).

• Có số đo \(\dfrac{{17\pi }}{4}\) và \( – \dfrac{{15\pi }}{4}\) là bằng nhau \(\left( {\dfrac{{17\pi }}{4} – \left( { – \dfrac{{15\pi }}{4}} \right) = 8\pi } \right)\).

• Có số đo \(\dfrac{{731\pi }}{{30}}\) và \(\dfrac{{ – 11\pi }}{{30}}\) là bằng nhau \(\left( {\dfrac{{731\pi }}{{30}} + \dfrac{{ – 11\pi }}{{30}} = 24\pi } \right)\).

• Có số đo \(\dfrac{{2003\pi }}{8}\) và \(\dfrac{{ – 1211}}{8}\) là không bằng nhau.

(do \(\dfrac{{2003 + 1211}}{8} = \dfrac{{3214}}{8}\) không nguyên và \(\dfrac{{2003 – 1211}}{8} = \dfrac{{792}}{8} = 99\) không chẵn)