Trang chủ Lớp 10 SBT Toán 10 Nâng cao (sách cũ) Câu 6.18 trang 198 SBT Đại số 10 Nâng cao: Bài 1...

Câu 6.18 trang 198 SBT Đại số 10 Nâng cao: Bài 1 + 2. Góc và cung lượng giác. Giá trị lượng giác của góc (cung) lượng giác...

Câu 6.18 trang 198 SBT Đại số 10 Nâng cao. •.Các điểm trên đường tròn lượng giác xác định bởi các số \(k\dfrac{{2\pi }}{5},\left( {k \in Z} \right)\) là các đỉnh ngũ giác đều nội tiếp. Bài 1 + 2. Góc và cung lượng giác. Giá trị lượng giác của góc (cung) lượng giác

Trên đường tròn lượng giác hãy tìm các điểm xác định bởi các số:

\(\dfrac{\pi }{4} + k\dfrac{\pi }{2},\left( {k \in Z} \right)\);

\(k\dfrac{\pi }{3},\left( {k \in Z} \right)\);

\(k\dfrac{{2\pi }}{5},\left( {k \in Z} \right)\).

Advertisements (Quảng cáo)

•.Các điểm trên đường tròn lượng giác xác định bởi các số \(\dfrac{\pi }{4} + k\dfrac{\pi }{2},\left( {k \in Z} \right)\) là bốn điểm của hình vuông nội tiếp đường tròn đó, có hai cạnh song song với \(OA\) (\(O\) là tâm, \(A\) là giao của đường trong với trục hoành (là gốc của đường tròn lượng giác)), (chỉ cần lấy \(k = 0,1,2,3\)).

•.Các điểm trên đường tròn lượng giác xác định bởi các số \(k\dfrac{\pi }{3},\left( {k \in Z} \right)\), là các đỉnh của lục giác đều nội tiếp đường tròn đó, trong đó một đỉnh là gốc \(A\) của đường tròn lượng giác (chỉ cần lấy \(k = 0,1,2,3,4,5\))

•.Các điểm trên đường tròn lượng giác xác định bởi các số \(k\dfrac{{2\pi }}{5},\left( {k \in Z} \right)\) là các đỉnh ngũ giác đều nội tiếp đường tròn đó, trong đó một đỉnh là gốc \(A\) của đường tròn lượng giác (chỉ cần lấy \(k = 0,1,2,3,4\))

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Toán 10 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)