Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 Câu 1 trang 93 SGK Hình học 10: Ôn tập Chương III...

Câu 1 trang 93 SGK Hình học 10: Ôn tập Chương III – Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng...

Câu 1 trang 93 SGK Hình học 10: Ôn tập Chương III – Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng. Cho hình chữ nhật ABCD. Biết các đỉnh A(5, 1), C(0, 6) và phương trình CD: x + 2y – 12 = 0

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 1. Cho hình chữ nhật \(ABCD\). Biết các đỉnh \(A(5; 1), C(0; 6)\) và phương trình \(CD: x + 2y – 12 = 0\).

Tìm phương trình các đường thẳng chứa các cạnh còn lại.

Cạnh \(AB\) là đường thẳng đi qua \(A( 5; 1)\) và song song với \(CD\).

Vì \(CD\) có phương trình \(x + 2y – 12 = 0\) nên phương trình của \(AB\) có dạng:

\(x + 2y + m = 0\)

\(AB\) đi qua \(A(5; 1)\) nên ta có:

\(5 + 2.1 + m = 0 ⇒ m = -7\)

Vậy phương trình của \(AB\) là: \(x + 2y – 7 = 0\)

\(AD\) là đường thẳng qua \(A\) và vuông góc với \(CD\).

Phương trình của \(CD\) là: \(x + 2y – 12 = 0\) nên phương trình của \(AD\) có dạng:

\(2x – y + n  = 0\)

\(AD\) đi qua \(A(5, 1)\)  cho ta: \(2.5  – 1 + n = 0 ⇒ n = -9\)

Phương trình của \(AD\): \(2x  – y –  9 = 0\)

\(CB\) là đường  thẳng qua \(C\) và song song với \(AD\) nên phương trình của \(CB\) có dạng:

\(2x – y + p = 0\)

\(CB\) đi qua \(C (0; 6)\) nên:     \( 2.0 – 6 + p = 0 ⇒ p = 6\)

Phương trình của \(CB\) là: \(2x – y = 6 = 0\)

Vậy

\(AB: x + y – 7 = 0\)

\(BC : 2x  – y  + 6 = 0\)

\(AD : 2x – y – 9 = 0\)