Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 Câu 6 trang 93 SGK Hình học 10: Ôn tập Chương III...

Câu 6 trang 93 SGK Hình học 10: Ôn tập Chương III – Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng...

Câu 6 trang 93 SGK Hình học 10: Ôn tập Chương III – Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng. Lập phương trình hai đường phân giác của các góc tạo bởi đường thẳng 3x – 4y + 12 = 0 và 12x+5y-7 = 0

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 6. Lập phương trình hai đường phân giác của các góc tạo bởi đường thẳng \(3x – 4y + 12 = 0\) và \(12x+5y-7 = 0\)

Gọi \(M(x; y)\) thuộc đường phân giác của góc tạo bởi đường thẳng trên.

Khi đó, khoảng cách từ \(M\) đến \(d_1 : 3x  – 4y + 12 = 0\) là:

 \(d(M,{d_1}) = {{|3x – 4y + 12|} \over {\sqrt {9 + 16} }} = {{|3x – 4y + 12|} \over 5}\)

Khoảng cách từ \(M\) đến \(d_2: 12x + 15y – 7 = 0\) là:

\(d(M,{d_2}) = {{|12x + 5y – 7|} \over {\sqrt {144 + 25} }} = {{|12x + 5y – 7|} \over {13}}\)

Ta có: \(M\) thuộc đường  phân giác của góc tạo bởi hai đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\) nên cách đều hai đường thẳng đó.Suy ra: 

Advertisements (Quảng cáo)

\(\eqalign{
& d(M,{d_1}) = d(M,{d_2}) \Leftrightarrow {{|3x – 4y + 12|} \over 5} = {{|12x + 5y – 7|} \over {13}} \cr
& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
{{3x – 4y + 12} \over 5} = {{12x + 5y – 7} \over {12}} \hfill \cr
{{3x – 4y + 12} \over 5} = – {{12x + 5y – 7} \over {13}} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
21x + 77y – 191 = 0 \hfill \cr
99x – 27y + 121 = 0 \hfill \cr} \right. \cr} \)

Vậy ta có phương trình của hai đường phân giác của các góc tạo bởi \(d_1\) và \(d_2\) là:

\(\Delta _1: 21x + 77y – 191 = 0\)

\(\Delta _2: 99x – 27y + 121 = 0\)