Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 Lý thuyết Hàm số bậc hai: Bài 3. Hàm số bậc hai

Lý thuyết Hàm số bậc hai: Bài 3. Hàm số bậc hai...

Lý thuyết Hàm số bậc hai: Bài 3. Hàm số bậc hai. Hàm số bậc hai được cho bởi công thức.

Advertisements (Quảng cáo)

1. Hàm số bậc hai là hàm số có công thức: \(y = ax^2 + bx + c (a ≠ 0)\) có miền xác định \(D =\mathbb R\).

Bảng biến thiên: 

Đồ thị hàm số \(y = ax^2+ bx + c (a ≠ 0)\) là đường thẳng parabol có: đỉnh \(I\left( { – {b \over {2{\rm{a}}}}; – {\Delta  \over {4{\rm{a}}}}} \right)\), trục đối xứng là đường thẳng \(x =  – {b \over {2{\rm{a}}}}\).

Giao điểm với trục : \(A(0; c)\). Hoành độ giao điểm với trục hoành là nghiệm của \(ax^2 + bx + c = 0\).

Đồ thị hàm số \(y = ax^2 + bx + c (a ≠ 0)\) suy ra từ đồ thị hàm số \(y = ax^2\) bằng cách:

+ Tịnh tiến song song với trục hoành \(\left| {{b \over {2{\rm{a}}}}} \right|\) đơn vị bên trái nếu \({b \over {2{\rm{a}}}}\)  > 0, về bên phải nếu \({b \over {2{\rm{a}}}}\) < 0.

+ Tịnh tiến song song với trục tung \(\left| { – {\Delta  \over {4{\rm{a}}}}} \right|\) đơn vị lên trên nếu \({ – {\Delta  \over {4{\rm{a}}}}}\) > 0, và xuống dưới nếu \({ – {\Delta  \over {4{\rm{a}}}}}\) < 0.