Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 Nâng cao (sách cũ) Câu 22 trang 118 SBT Hình 11 nâng cao: Cho hai tam...

Câu 22 trang 118 SBT Hình 11 nâng cao: Cho hai tam giác cân ABC và DBC có chung cạnh đáy BC và nằm trong hai mặt phẳng khác nhau....

Câu 22 trang 118 Sách bài tập Hình học 11 Nâng cao. Ta có \(\overrightarrow {A{\rm{D}}}  = \overrightarrow {AI}  + \overrightarrow {I{\rm{D}}} \).. Bài 2 3 4: Hai đường thẳng vuông góc. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc

Cho hai tam giác cân ABC và DBC có chung cạnh đáy BC và nằm trong hai mặt phẳng khác nhau.

a) Chứng minh rằng AD vuông góc với CB.

b) Gọi M, N là các điểm lần lượt thuộc các đường thẳng AB và DB sao cho \(\overrightarrow {MA}  = k\overrightarrow {MB} ,\overrightarrow {N{\rm{D}}}  = k\overrightarrow {NB} \) . Tính góc giữa hai đường thẳng MN và BC.

 

a) Gọi I là trung điểm của BC thì \(AI \bot BC,DI \bot BC\) .

Ta có \(\overrightarrow {A{\rm{D}}}  = \overrightarrow {AI}  + \overrightarrow {I{\rm{D}}} \).

Xét

Advertisements (Quảng cáo)

\(\eqalign{  & \overrightarrow {BC} .\overrightarrow {A{\rm{D}}}  = \overrightarrow {BC} \left( {\overrightarrow {AI}  + \overrightarrow {I{\rm{D}}} } \right)  \cr  &  = \overrightarrow {BC} .\overrightarrow {AI}  + \overrightarrow {BC} .\overrightarrow {I{\rm{D}}}  = 0 \cr} \)

Vậy \(BC \bot A{\rm{D}}\).

b) Từ giả thiết

\(\eqalign{  & \overrightarrow {MA}  = k\overrightarrow {MB}   \cr  & \overrightarrow {N{\rm{D}}}  = k\overrightarrow {NB}  \cr} \)

ta có MN // AD

Vậy góc giữa hai đường thẳng MN và BC bằng góc giữa hai đường thẳng AD và BC. Theo câu a) thì AD vuông góc BC, nên góc giữa MN và BC bằng 90°.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Toán 11 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)